Kẽ hở nào cho phế liệu nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam?

Sự kiện: Kinh Doanh

Theo Tổng cục Hải quan, làm giả giấy tờ, văn bản chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu, khó khăn trong quá trình kiểm tra của cơ quan chức năng… là những lý do khiến phế liệu nhập khẩu tăng mạnh trong thời gian gần đây.

Tổng cục Hải quan cho biết sau khi Trung Quốc thưc hiện chính sách cấm nhập khẩu 24 loại phế liệu, hoạt động nhập khẩu, mua bán phế liệu ở nước ta có chiều hướng tăng mạnh. Cụ thể, số lượng phế liệu nhập khẩu năm 2017 tăng gấp hơn 2 lần so với khối lượng phế liệu trong năm 2016.

Chỉ tính trong nửa đầu năm 2018, khối lương nhựa phế liệu nhập khẩu tăng đột biến, gần 200% so với cả năm 2017

Kẽ hở nào cho phế liệu nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam? - 1

Kim ngạch nhập khẩu nhựa, giấy, sắt thép phế liệu từ năm 2016 – nay. Đồ họa: Anh Thư

Tuy nhiên, nhiều lô hàng phế liệu nhập khẩu không đáp ứng các điều kiện quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất nên doanh nghiệp không đến làm thủ tục hải quan hoặc không được cơ quan hải quan giải quyết thủ tục thông quan dẫn đến tình trạng có một lượng lớn các loại phế liệu nhập khẩu đang tồn đọng tại các cảng biển Việt Nam.

Chia sẻ tại buổi họp báo, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành xác nhận có tình trạng nhập khẩu phế liệu gia tăng tại các cảng biển tại Việt Nam. Nhiều container nhập khẩu phế liệu về cảng không ai đến nhận, gây khó khăn trong công tác tập kết.

Cụ thể, số lượng container phế liệu đang tồn đọng tại cảng Hải Phòng và Cát Lái (TP.HCM) lên khoảng 5.000 chiếc. Tại Cát Lái, tính đến ngày 25/7 là 3.579 container, trong đó có 594 container tồn 30-90 ngày; 2.423 container tồn quá 90 ngày; còn lại là dưới 30 ngày. Còn tại Hải Phòng, tính đến 5/7, tổng số container phế liệu còn tồn là 1.495 container, trong đó 1.342 container phế liệu nhựa.

Kẽ hở nào cho phế liệu nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam? - 2

Trong buổi họp báo, Hải quan cho biết sẽ siết chặt nhập khẩu phế liệu trong thời gian tới. Ảnh: Thúy Nga.

Lý giải về tình trạng này, ông Mai Xuân Thành cho hay, theo quy định, khi kiểm tra cơ quan hải quan phải mở tất cả các container, tại mỗi container bắt buôc phải lấy mẫu ở 5 điểm khác nhau theo hình chóp hoặc hình chữ Z.

Cách kiểm tra này cũng gây khó khăn cho cả Hải quan và doanh nghiệp. Với Hải quan, số lượng container hàng lớn sẽ không có đủ diện tích để cơ quan Hải quan có thể mở tất cả các container kiểm tra.

Còn đối với doanh nghiệp, khó có thể xếp lại hàng vào container sau khi bị cơ quan Hải quan mở tung ra lấy mẫu. Và dù có lấy mẫu kiểm tra tại tất cả container nhưng Hải quan cũng không thể xác định ngay được đâu là hàng có đủ chất lượng.

Ông Nguyễn Khánh Quang, Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan), cũng cho biết danh sách doanh nghiệp được chứng nhận nhập khẩu phế liệu về làm nguyên liệu sản xuất được cấp bởi Bộ Tài Nguyên & Môi trường. Tuy nhiên, danh sách này chưa hề được đăng lên cổng thông tin một cửa quốc gia. Vì thế, Hải quan khó nắm bắt danh sách doanh nghiệp được cấp phép để kiểm tra cho chính xác.

Ngoài ra, thủ tục thông quan khi doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu cũng có thể làm giả khiến việc quản lý khó khăn hơn. Và Sở Tài Nguyên & Môi Trường ở các địa phương cũng có thẩm quyền cấp phép nhập khẩu phế liệu.

Cũng tại buổi họp báo, ông Mai Xuân Thành nhấn mạnh về viêc hải quan sẽ siết chặt việc nhập khẩu phế liệu trong thời gian tới. Ngoài ra, các container phế liệu nhập khẩu trái phép sẽ phải tái xuất.

Đường đi của phế liệu nhập khẩu: Từ cảng về làng, ra phố

Hải Phòng - cảng biển lớn nhất miền Bắc, lớn thứ 2 cả nước đang có tới hơn 1.200 container phế liệu nhập khẩu chưa...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư - Thúy Nga ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN