Hơn 100.000 con gia cầm bị tiêu hủy do dịch cúm A/H5N6, H5N1
Bộ NN&PTNT cho biết, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại 10 tỉnh thành, với 34 ổ dịch, hơn 100.000 con gia cầm bị tiêu hủy.
Bộ NN&PTNT cảnh báo nguy cơ lân lan dịch cúm gia cầm trong thời gian tới ở mức cao
Bộ NN&PTNT vừa báo cáo Thủ tướng về tình hình, công tác phòng chống dịch dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Theo đó, từ đầu tháng 1/2020 đến nay, cả nước xuất hiện 34 ổ dịch cúm gia cầm, trong đó 29 ổ dịch cúm A/H5N6 và 5 ổ dịch do A/H5N1.
Dịch xảy ra ở 10 địa phương (Quảng Ninh, Hà Nội, Bắc Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Trà Vinh, Thái Bình, Bình Dương, Ninh Bình và Hải Phòng), với tổng số gia cầm chết, tiêu hủy là hơn 100.000 con.
Bộ NN&PTNT cho hay, virus cúm H5N6 được phát hiện tại Việt Nam từ năm 2014. Hằng năm, chủng virus này vẫn gây ra các ổ dịch nhỏ lẻ trên gia cầm, được phát hiện và kiểm soát kịp thời.
Đến nay, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp người mắc bệnh do chủng vi rút cúm A/H5N6, dù trên thế giới đã có 24 trường hợp, trong đó có 7 người chết vì cúm A/H5N6, chủ yếu tại Trung Quốc.
Dự báo, thời gian tới, nguy cơ dịch cúm gia cầm có thể tiếp tục xảy ra, do mật độ chăn nuôi cao với trên 467 triệu con, thời tiết thay đổi bất lợi, tỷ lệ tiêm phòng vaccine tỷ lệ thấp…đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
Theo Bộ NN&PTNT trong quý I/2020, lượng vaccine trong kho của các doanh nghiệp có thể cung ứng cho thị trường là khoảng 51 triệu liều. Dự kiến cả năm 2020, tổng số vaccine cúm sản xuất trong nước là 200 triệu liều và nhập khẩu khoảng 300 triệu liều.
Về giải pháp thời gian tới, Bộ NN&PTNT đề nghị các địa phương tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc tổ chức phòng, chống dịch bệnh. Tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh và sự lưu hành virus cúm gia cầm, phát hiện sớm và xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan diện rộng.
Tăng cường giám sát chặt chẽ việc tập kết, buôn bán gia cầm và các sản phẩm gia cầm; xử lý nghiêm đối với các trường hợp vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới, không rõ nguồn gốc.
Tổ chức vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường tại các vùng trọng điểm, vùng nguy cơ cao để tiêu diệt các loại mầm bệnh...
Liên quan đến dịch Covid-19, Bộ NN&PTNT cũng đề xuất Thủ tướng xây dựng kế hoạch ứng phó với nguy cơ xuất hiện Covid-19 trên động vật, trong đó có nội dung cường năng lực chẩn đoán, xét nghiệm phát hiện nCoV trên động vật nuôi và động vật hoang dã; tăng cường năng lực giám sát, cảnh báo và ứng phó nguy cơ xuất hiện Covid-19 ở động vật nuôi.
Cùng đó, bộ này cũng đề xuất Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Trung tâm phòng, chống bệnh truyền lây từ động vật sang người. Bởi, theo Tổ chức Y tế thế giới, Tổ chức Thú y thế giới có đên trên 75% các bệnh mới nổi ở người có nguồn gốc từ động vật.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong nhiều ngày nay hoa hồng Đà Lạt rớt giá thảm. Trước tình cảnh này, nhiều hội chị...
Nguồn: [Link nguồn]