Hoa mắt với cây cảnh "báu vật" của những đại gia Việt
Ở Việt Nam rất nhiều “siêu cây” được định giá lên tới cả chục tỷ, thậm chí là trăm tỷ. Cùng điểm qua một số cây cảnh được giới chơi cây cảnh xếp vào dạng hiếm có.
Để có được một cây cảnh đạt đến độ “chân - thiện - mỹ” có giá hàng tỷ đồng là rất khó, ngoài tuổi đời, thế dáng, người nghệ nhân còn rất kỳ công tạo tác chăm sóc mới có được tác phầm cây cảnh hiếm có khó tìm như vậy. Bởi vậy để sở hữu được những tác phẩm có giá "khủng" như vậy đều là những đại gia yêu thích cây cảnh và sẵn sàng chi tiền tỷ để mua những tác phẩm để đời.
Choáng váng sanh cổ “Nham thạch bách niên” được định giá 460 tỷ
Sanh cổ “Nham thạch bách niên” xuất hiện tại tại Festival cây cảnh tỉnh Thanh Hóa 2019 đã gây sửng sốt với nhiều người.
Hiện nay nhiều tác phẩm cây cảnh có thế “ độc – lạ” được chuyển nhượng với giá hàng chục tỷ đồng không phải là hiếm. Thế nhưng trước đó một cây sanh cổ ở Thanh Hóa được định giá hơn 20 triệu USD (tương đương 460 tỷ) thì quả là một điều hiếm gây sốc đối với nhiều người.
Được biết, cây sanh cổ có tên “Nham thạch bách niên” này ngay ngày đầu tiên xuất hiện trong triển lãm cây cảnh ở Thanh Hóa, đã có một doanh nhân người Nhật Bản định giá cây có giá 20 triệu USD (khoảng 460 tỷ đồng) đã khiến giới chơi cây cảnh “choáng váng”.
Cây sanh cổ bề thế mặc dù là lần đầu tiên xuất hiện trước đông đảo người dân nhưng siêu cây này đã để lại ấn tượng lớn và kích thích sự tò mò của những người yêu cây. Được biết, chủ nhân của cây Sanh cổ quần tụ "Nham thạch bách niên" là một doanh nhân bất động sản tại Thanh Hóa.
Cụ thể, theo doanh nhân này chia sẻ với báo chí, nhân dịp Thanh Hóa tổ chức Festival cây cảnh, đá quý, đá phong thủy lần thứ 3, ông có đem cây lên tham gia trưng bày, trong đó có cây sanh cổ "Nham thạch bách niên".
"Hôm đó có 1 ông người Nhật tới tham quan định giá cây của tôi gấp khoảng 3-4 lần cây "Mâm xôi con gà" 6 triệu đô, ông này còn nói nếu tôi bán sẽ sẵn sàng bỏ ra số tiền trên để mua cây", vị doanh nhân này nói.
Cũng theo chủ nhân của cây sanh, đó là số tiền do mọi người xem định giá thôi chứ bản thân ông không đưa ra giá đó.
Đại gia chi 28 tỷ mua cây sanh "Tiên lão giáng trần"
Cận cảnh cây và bộ rễ "khủng" cây sanh cổ "Tiên lão giáng trần". Ảnh: Dân Việt.
Trong giới chơi cây cảnh, nhắc đến ông Phan Văn Toàn (TP.Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) chẳng mấy người là không biết. Đặc biệt mới đây, ông Toàn đã chi 28 tỷ đồng để sở hữu cây sanh cổ "Tiên lão giáng trần".
Theo thống kê, hiện nay, vườn của ông Toàn có gần 500 cây, trong đó có 30 cây thương hiệu, 18 cây được trao bằng di sản văn hóa của nhà nước. Khu vườn của ông Toàn còn được trao bằng chứng nhận "Bảo tàng cây cảnh nghệ thuật di sản" duy nhất ở Việt Nam cho đến nay và được bầu chọn 1 trong 10 khu vườn đẹp nhất thế giới.
Trước đó, vào tháng 2/2020, tác phẩm sanh cổ "Tiên lão giáng trần" của ông Dương Văn Mười (Thường Tín, Hà Nội) mới được chuyển nhượng cho nghệ nhân Nguyễn Văn Chí (Thường Tín) với giá 16 tỷ đồng. Tuy nhiên sau đó cuộc chuyển nhượng 28 tỷ diễn ra giữa ông Toàn và anh Chí khiến giới chơi cây cảnh choáng váng.
Giá trị nhất của "Tiên lão giáng trần" nằm ở bộ rễ đẹp. phần thân kỳ quái của cây. Những khối, cục mốc trắng càng làm tăng thêm độ đẹp của cây mà không có công nghệ nào có thể làm ra được, chỉ có cây tuổi đời lâu năm mới có.
Giới chơi cây cảnh đều cho rằng, tác phẩm "Tiên lão giáng trần" xứng đáng với số tiền hàng chục tỷ đồng. Lý giải về điều này, nhiều người cho rằng tác phẩm cây cảnh nghệ thuật là đứa con tinh thần được kết tinh bao giá trị văn hóa, sáng tạo lao động, những trải nghiệm và thăng trầm mà không dễ gì một đời người có được.
Siêu cây “Ông bụt” giá "khủng"
Tác phẩm “ông Bụt” được đại gia Toàn “đô la” mua lại của một tay chơi Nam Định. Ảnh: Dân trí
Được biết cây cảnh “ông Bụt” được đại gia Toàn “đô la” (Phan Văn Toàn) ở TP.Việt Trì, Phú Thọ mua lại của một tay chơi Nam Định. Việc mua bán siêu cây cảnh triệu đô này đến nay vẫn được giới chơi sinh vật cảnh kể như một giai thoại. Theo đó, lần đầu ông Toàn đến Nam Định, chủ nhân của siêu cây này bắt ông đứng ở xa quan sát không cho lại gần. Những lần sau đó, ông Toàn phải lặn lội đặt cao hổ tận bên Lào làm quà biếu và cũng phải mất một năm trời mới có vinh hạnh được “rước ông Bụt” về tư dinh của mình.
Siêu cây “Mâm xôi con gà” được định giá 6 triệu đô khiến giới chơi cây cảnh choáng váng
Trong một triển lãm sinh vật cảnh "Mâm xôi con gà" được định giá 6 triệu USD, tương đương với 120 tỷ đồng. Ảnh: Tri thức trực tuyến
Siêu cây “Mâm xôi con gà” là cây sanh cổ thụ có tuổi đời hơn 150 tuổi. Năm 2010, trong dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, cây được giới chuyên môn xếp vào “tứ kỳ mộc” của đất ngàn năm văn vật. Chủ nhân của siêu cây này là ông Nguyễn Nam Thành (Việt Trì, Phú Thọ).
Siêu cây “Mâm xôi con gà” nổi tiếng trong một triển lãm sinh vật cảnh vào năm 2010. Thời điểm đó, ông Nam Thành cho hay đã chi khoảng 600 triệu đồng để in 10 vạn ảnh về siêu cây này cho người yêu cây cảnh thưởng lãm.
Theo nhiều người chơi cây cảnh, sở dĩ cây “Mâm xôi con gà” tạo được sức hút là bởi nó hội tụ đủ 4 yếu tố “cổ - kỳ - mỹ - văn” và giống như một bức tranh thiên nhiên hoàn thiện với “Tay ngón long quần thụ - Bông tán tản vân - Thân vách dáng làng – Thạch thụ tương sinh”.
Tháng 4/2012, siêu cây triệu đô của đại gia đất Việt Trì đã được lên trang bìa của tạp chí về nghệ thuật chơi cây cảnh BCI của Mỹ. Trong một triển lãm sinh vật cảnh, Mâm xôi con gà được định giá 6 triệu USD, tương đương với 120 tỷ đồng.
Cây cảnh "Trực quân tử" giá tiền tỷ
Cây sanh này "Trực quân tử" đã trải qua hàng trăm năm. Ảnh: Tri thức trực tuyến
Trực quân tử là tên của một cây sanh đại thụ và cũng là một trong những loại cây cảnh quý ở nước ta. Cây sanh này đã trải qua hàng trăm năm. Nó thuộc sở hữu của gia đình anh Phạm Hải Anh ở thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, được ước tính với giá 25 tỷ đồng. Theo chủ nhân của cây đại thụ, rất nhiều khách có nhã ý muốn mua cây sanh này nhưng anh chưa hề có ý định bán vì nó gắn liền với nhiều thế hệ của gia đình anh.
Cây sanh có tuổi đời khoảng 50 năm được chủ nhân chăm sóc tạo tác thế dáng lạ khiến nhiều người yêu cây cảnh trầm...
Nguồn: [Link nguồn]