Hết thời mua hàng giá rẻ từ Trung Quốc: Hàng secondhand có cơ hội vươn lên?

Sự kiện: Kinh tế thế giới
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Việc chính quyền Tổng thống Trump chấm dứt chính sách miễn thuế đối với các đơn hàng nhỏ từ Trung Quốc và áp thuế cao ngất ngưởng có thể làm đảo lộn thị trường thời trang giá rẻ tại Mỹ. Trong khi người tiêu dùng có thể phải chi tiêu nhiều hơn, các nền tảng bán đồ cũ như ThredUp lại đón nhận thời cơ hiếm có để mở rộng tầm ảnh hưởng.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang chuẩn bị chấm dứt chính sách "de minimis" - quy định miễn thuế cho các đơn hàng có giá trị dưới 800 USD nhập khẩu vào Mỹ - đối với hàng hóa từ Trung Quốc. Bắt đầu từ ngày 2/5, mỗi kiện hàng từ Trung Quốc sẽ bị áp mức thuế cố định 100 USD và sẽ tăng lên 200 USD từ ngày 1/6. Đồng thời, một mức thuế suất 120% sẽ được áp lên các sản phẩm giá rẻ từ các nền tảng như Shein hay Temu.

Chính sách này không chỉ nhắm vào Trung Quốc mà còn có thể ảnh hưởng đến các quốc gia xuất khẩu dệt may lớn khác như Bangladesh, Việt Nam và Pakistan. Tuy nhiên, các nước này tạm thời được miễn áp thuế trong 90 ngày.

Đây là cú đánh mạnh vào ngành "thời trang nhanh" – nơi các xu hướng mới được tung ra với tốc độ chóng mặt và giá thành rẻ, bất chấp hệ lụy môi trường hay điều kiện lao động. Theo một báo cáo quốc hội Mỹ, Shein và Temu hiện chiếm đến 17% thị trường thời trang giá rẻ tại Mỹ.

Với chính sách mới, hàng hóa từ Trung Quốc sẽ không còn giữ được lợi thế về giá, mở đường cho sự trỗi dậy của các lựa chọn thay thế – đặc biệt là hàng secondhand.

Công nhân tại một xưởng may ở làng Tangbudong vào ban đêm ở Quảng Châu, Quảng Đông, Trung Quốc vào ngày 7 tháng 4 năm 2025. 

Công nhân tại một xưởng may ở làng Tangbudong vào ban đêm ở Quảng Châu, Quảng Đông, Trung Quốc vào ngày 7 tháng 4 năm 2025. 

Các cửa hàng đồ cũ vui mừng

Trong khi nhiều nhà bán lẻ lo lắng, ThredUp – một nền tảng bán đồ secondhand trực tuyến – lại tỏ ra hoan nghênh việc xóa bỏ chính sách de minimis. Công ty cho rằng chính sách cũ tạo ra lợi thế không công bằng cho các thương hiệu thời trang nhanh từ Trung Quốc.

Theo ThredUp, việc hàng thời trang giá rẻ trở nên đắt đỏ sẽ khiến người tiêu dùng cân nhắc chọn mua đồ cũ, góp phần thúc đẩy xu hướng "thời trang chậm" – hướng tới tiêu dùng bền vững và có đạo đức hơn. Công ty cũng cho biết họ đã vận động hành lang để thay đổi quy định này suốt nhiều năm qua.

Một khảo sát vào tháng 3/2024 do ThredUp và GlobalData thực hiện cho thấy gần 60% người được hỏi sẵn sàng chuyển sang mua hàng secondhand nếu quần áo trở nên đắt đỏ hơn do thuế. Trong số này, gần 40% là người thuộc thế hệ Millennial và Gen Z – những người vốn cũng đang là lực lượng tiêu dùng chủ đạo của thời trang nhanh.

Tuy nhiên, điều khiến hai hình thức mua sắm này cạnh tranh nhau chính là yếu tố giá trị. Dù lựa chọn hàng mới hay đồ cũ, người tiêu dùng đều muốn tiết kiệm.

Liệu mức thuế mới có đủ để làm chậm thời trang nhanh?

Mặc dù thuế cao là một rào cản lớn, các hãng thời trang nhanh vẫn có cách để xoay xở. Nhiều thương hiệu lớn như H&M đã đa dạng hóa chuỗi cung ứng bằng cách sản xuất tại các quốc gia khác ngoài Trung Quốc, như Việt Nam và Bangladesh. Việc tạm hoãn áp thuế đối với những nước này giúp họ tạm thời "dễ thở".

Ngoài ra, các công ty như Shein và Temu cũng đã có động thái "lách luật" bằng cách chuyển nhà máy sang các nước khác như Mexico hoặc Việt Nam, và thậm chí gửi hàng số lượng lớn đến các kho tại Mỹ từ năm ngoái để tránh chính sách mới.

Theo các chuyên gia, phải mất vài tháng nữa mới có thể đánh giá được đầy đủ tác động của chính sách thuế. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là người tiêu dùng khó có thể tiếp tục mua được những chiếc áo thun 3 USD như trước đây.

Xóa bỏ "de minimis" sẽ thay đổi thói quen tiêu dùng như thế nào?

Chính sách "de minimis" đã tồn tại từ những năm 1930, được thiết kế để hỗ trợ người tiêu dùng và giảm bớt thủ tục hải quan cho các gói hàng nhỏ. Nhưng sự phát triển của thương mại điện tử xuyên biên giới, đặc biệt từ Trung Quốc, đã khiến chính sách này trở thành lỗ hổng bị lạm dụng.

Báo cáo quốc hội Mỹ cho thấy, 80% hàng hóa thương mại điện tử vào Mỹ năm 2022 thuộc diện miễn thuế "de minimis", phần lớn đến từ Trung Quốc. Điều này cho phép các công ty như Shein và Temu đẩy mạnh quảng cáo và bán hàng giá rẻ, tận dụng sự thuận tiện và miễn thuế để chiếm lĩnh thị trường Mỹ.

Trước động thái siết chặt quy định, người tiêu dùng Mỹ có thể phải đối mặt với hai lựa chọn: chấp nhận giá cao hơn hoặc thời gian giao hàng lâu hơn. Các chuyên gia dự báo mô hình tiêu dùng giá rẻ cấp tốc đang bị thách thức nghiêm trọng.

Sau tuần hỗn loạn và ùn ứ hàng hóa, ông Trump cho phép tiếp tục chính sách miễn thuế và kiểm tra hải quan với đơn hàng dưới 800 USD.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Kì Lân (Theo CNN) ([Tên nguồn])
Kinh tế thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN