Hàng quán "7 kín, 3 hở" độc lạ ở TPHCM

Thực hiện giãn cách xã hội, hầu hết hàng quán tại TPHCM đều đóng cửa, thi thoảng mới thấy những mặt hàng thiết yếu được bày bán sau cánh cửa "7 kín, 3 hở". 

TPHCM đã trải qua gần hai tháng giãn cách theo chỉ thị 15 và gần 10 ngày giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Những phố xá tấp nập người mua bán giờ đây chỉ còn lại một số rất ít các cửa hàng bán đồ thiết yếu, nhưng hầu như không có người mua.

Mở cửa ở mức tối thiểu

Mở cửa ở mức tối thiểu

Các tiệm, cửa hàng đều chọn cách kinh doanh theo kiểu "7 kín, 3 hở", kéo tối đa cửa xuống, tránh tiếp xúc với bên ngoài. Người ở trong cửa hàng không bước chân ra ngoài mà chỉ tuồn sản phẩm qua khung cửa thấp. Khi thành phố đã có hơn 20.000 người mắc COVID-19 thì việc giãn cách đã trở thành chuyện sống còn.

Một cửa hàng sửa xe máy trên đường Nguyễn Thị Thập, quận 7 vẫn cố mở phục vụ các lực lượng chống COVID-19.

Một cửa hàng sửa xe máy trên đường Nguyễn Thị Thập, quận 7 vẫn cố mở phục vụ các lực lượng chống COVID-19.

Ngay bên cạnh các cửa hàng là những khu phong tỏa với nhiều người mắc COVID-19. Việc kinh doanh cần thận trọng hơn bao giờ hết. Hưng, một nhân viên bán hàng nói: "Ngay cả khi ăn cơm, chúng em cũng ngồi thật sâu, cuối cửa hàng".

Một góc đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7, TPHCM.

Một góc đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7, TPHCM.

Nhiều cửa hàng, cửa hiệu mở ra một vài hôm rồi lại đóng cửa. Nha sĩ Như Báu có phòng nha ở đường Nguyễn Thiện Thuật quận 3 nói: "Chúng tôi được phép mở, thậm chí được khuyến khích mở để phục vụ người dân, nhưng do giãn khách, khách quá ít, nên chúng tôi cũng vừa đóng cửa rồi".

Một cửa hàng sửa xe được "trưng dụng" làm điểm xét nghiệm nhanh COVID-19 trên phố Lê Văn Lương, quận 7

Một cửa hàng sửa xe được "trưng dụng" làm điểm xét nghiệm nhanh COVID-19 trên phố Lê Văn Lương, quận 7

Nhiều cửa hàng cố gắng duy trì để phục vụ khách quen nhưng việc giãn cách khiến đi lại khó khăn nên các chủ cửa hàng cho biết nhiều ngày qua không bán được sản phẩm nào.

Cửa hàng vẫn phục vụ, dù không có ánh đèn được bật lên

Cửa hàng vẫn phục vụ, dù không có ánh đèn được bật lên

Để duy trì thông tin liên lạc, vài cửa hiệu bán và sửa chữa điện thoại sẵn sàng phục vụ khách, nhưng đã nhiều ngày qua không thấy ai mua. Chủ cửa hàng nói: "Cả phố đóng cửa, chỉ còn vài tiệm mà cũng không có khách".

Việc buôn bán khó khăn cũng khiến nhiều cửa hàng đóng cửa, trả mặt bằng hoặc xin miễn giảm tiền thuê. Giá thuê mặt bằng tại TPHCM là không rẻ.

Việc buôn bán khó khăn cũng khiến nhiều cửa hàng đóng cửa, trả mặt bằng hoặc xin miễn giảm tiền thuê. Giá thuê mặt bằng tại TPHCM là không rẻ.

Tiền thuê mặt bằng đang là gánh nặng lớn cho các tiểu thương, doanh nghiệp.

Tiền thuê mặt bằng đang là gánh nặng lớn cho các tiểu thương, doanh nghiệp.

Theo quan sát của của phóng viên, chỉ có các cửa hiệu thuốc Tây là luôn sáng đèn và có người tới mua. Việc mua thuốc cũng phải qua khai báo y tế chặt chẽ, đặc biệt là việc mua thuốc cảm.

Duy nhất cửa hàng thuốc Tây được phép mở cửa ngay cạnh hẻm phong tỏa gần Khu chế xuất Tân Thuận.

Duy nhất cửa hàng thuốc Tây được phép mở cửa ngay cạnh hẻm phong tỏa gần Khu chế xuất Tân Thuận.

Các tiểu thương đều mong muốn sẽ nhận được sự hỗ trợ về thuế, chi phí thuê mặt bằng, dịch vụ, giá điện, nước... trong thời gian giãn cách và mong đại dịch COVID-19 sớm được khống chế, đẩy lùi, giúp cuộc sống tại TPHCM sẽ sớm trở lại bình thường.

Nguồn: [Link nguồn]

Quán xá Hà Nội trong ngày đầu tiên thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19

Các mặt hàng kinh doanh dịch vụ không thiết yếu như cửa hàng quần áo, cắt tóc gội đầu, quán xá vỉa hè… đều tạm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trần Nguyên Anh ([Tên nguồn])
Kinh tế "kháng sốc" COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN