Hàng giá rẻ từ sàn nước ngoài: Nguy cơ thất thu thuế, bỏ ngỏ chất lượng

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Với hàng loạt ưu đãi như miễn phí giao hàng, thời gian giao hàng nhanh, giảm giá, hàng hóa Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam qua sàn thương mại điện tử. Điều này tiềm ẩn nguy cơ thất thu thuế, cạnh tranh hàng sản xuất trong nước và bỏ ngỏ chất lượng sản phẩm.

Ưu đãi để kéo người dùng

Gần đây, cộng đồng người mua hàng thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam xôn xao trước việc sàn TMĐT Temu bán hàng tại Việt Nam. Đây là sàn TMĐT xuyên biên giới, thành lập bởi PDD Holdings (Trung Quốc). Temu mở tính năng bán hàng tại Việt Nam và chạy quảng cáo rầm rộ đến người sử dụng.

Anh Nguyễn Tú (Long Biên, Hà Nội) cho biết, trải nghiệm mua hàng trên sàn TMĐT nước ngoài khoảng 10 năm nay. Sau khi Temu ra mắt, anh Tú trải nghiệm mua sản phẩm trên sàn này và nhận thấy nhiều ưu điểm như đa dạng hàng hóa. Hàng hóa trên Temu được cung cấp trực tiếp từ Trung Quốc nên khi có sản phẩm theo xu hướng, ngay lập tức Temu cung cấp. Hình ảnh, video sản phẩm trên Temu bắt mắt. Giao dịch sàn Temu mượt mà, trình bày danh mục rõ ràng, đầy đủ với từng loại như: nhà bếp, thời trang nam, giày nam, trang sức, ô tô, đồ chơi, sản phẩm mẹ và bé…

Các mặt hàng giá rẻ đang ồ ạt vào Việt Nam thông qua sàn thương mại điện tử Temu, Taobao... của Trung Quốc. Ảnh: Quỳnh Nga.

Các mặt hàng giá rẻ đang ồ ạt vào Việt Nam thông qua sàn thương mại điện tử Temu, Taobao... của Trung Quốc. Ảnh: Quỳnh Nga.

“Tôi đặt 1 đơn hàng với 9 sản phẩm từ 8 đơn vị bán hàng khác nhau và chỉ sau 3 ngày, hàng đã được giao tại Hà Nội. Tốc độ giao hàng nhanh chóng còn nhanh hơn giao từ Gia Lâm về Hà Đông (Hà Nội) và miễn phí giao hàng. Giá hàng hóa trên Temu khá ưu đãi, là lần đầu tôi đặt sản phẩm dùng thử nên chưa biết chất lượng hàng hóa ra sao”, anh Tú chia sẻ.

Ở góc độ người bán hàng trên sàn TMĐT, nhiều đơn vị lo lắng trước sự đổ bộ của Temu vào thị trường Việt Nam. Anh Lê Tuân, giám đốc một doanh nghiệp chuyên bán hàng trên sàn TMĐT tại Hà Nội, nhận định, các chương trình khuyến mại của Temu sẽ có thể kéo người dùng và khiến người bán hàng tại Việt Nam khó cạnh tranh. “Các ưu đãi của Temu nhiều hơn so với sàn TMĐT hoạt động hiện nay. Nhưng Temu chỉ cho người bán hàng Trung Quốc bán vào Việt Nam, người Việt Nam chưa được bán trên sàn này. Điều này sẽ khiến cả người bán và hàng hóa Việt Nam khó cạnh tranh”, anh Tuân nói.

Có thu được thuế từ Temu?

Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện Tổng cục Thuế cho biết việc quản lý sàn TMĐT mới như Temu hoạt động (mặc dù không hiện diện tại Việt Nam), Cục Thương mại điện tử (Bộ Công Thương) chịu trách nhiệm khâu đăng ký hoạt động ban đầu. Sau khi đăng ký hoạt động, sản phẩm từ sàn TMĐT như Temu vào Việt Nam sẽ chịu thuế giá trị gia tăng khi nhập khẩu.

Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, Bộ Tài chính đã trình cơ quan chức năng bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu giá trị nhỏ (dưới 1 triệu đồng/sản phẩm). Các hàng hóa của Temu vào Việt Nam có thể sẽ phải chịu thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu. Chính sách này do cơ quan hải quan trực tiếp thực thi việc áp thuế này.

Tổng cục Hải quan dự kiến báo cáo Bộ Tài chính trình Chính phủ quy định quản lý hải quan với hàng hóa nhập khẩu, giao dịch qua TMĐT trong quý 4/2024.

Nguy cơ lộ, lọt dữ liệu cá nhân

Chia sẻ với PV Tiền Phong, một chuyên gia về bảo mật thông tin cho biết, Temu hiện chỉ cho thanh toán qua thẻ tín dụng hoặc Apple Pay. Việc dùng thẻ tín dụng trên các sàn giao dịch điện tử có rất nhiều rủi ro vì khách hàng có thể bị hack thông tin thẻ mà không biết. Hiện nay, các sàn thương mại điện tử hoặc các bên cung cấp chức năng thanh toán thẻ (một cách chính thống) đều phải đáp ứng tiêu chuẩn PCI DSS (tiêu chuẩn bảo mật xác lập bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Bảo mật gồm các thành viên: Visa, MasterCard, American Express, Discover Financial Services, JCB International) thì mới được cung cấp dịch vụ sử dụng thẻ. Quy chuẩn này cũng rất nghiêm ngặt, có tổ chức đánh giá kiểm tra hằng tháng nên việc lộ lọt rất khó xảy ra. Việc phải cung cấp thông tin cá nhân, mật khẩu đăng nhập khi đăng ký tài khoản cho các sàn thương mại điện tử từ Trung Quốc cần cân nhắc.

Một chuyên gia cho rằng, giải pháp an toàn nhất khi giao dịch hiện nay trên các sàn giao dịch điện tử là phương thức nhận hàng - thanh toán. “Thực tế, có sàn thương mại điện tử lớn đang hoạt động tại Việt Nam đã bỏ phương thức này nhưng sau đó phải quay lại vì nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân nghi ngờ lộ thông tin của khách hàng khi giao dịch bằng thẻ tín dụng”, vị này nói.

Tổng cục Hải quan dự kiến báo cáo Bộ Tài chính trình Chính phủ quy định quản lý hải quan với hàng hóa nhập khẩu, giao dịch qua TMĐT trong quý IV.

Mặc dù chưa được đăng kí hoạt động tại Việt Nam, sàn thương mại điện tử Temu của Trung Quốc đã làm mưa làm gió trên các nền tảng mạng xã hội. Người...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Nga - Nghiêm Huê ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN