Hàng giả, hàng nhái “tung hoành” cận Tết
Cùng với sự bùng nổ thương mại điện tử, livestream bán hàng, tình trạng hàng giả, hàng nhái diễn biến phức tạp hơn các năm trước.
Điểm chung của những người bán hàng này là đều buôn bán hàng hiệu “rởm” đến từ các thương nổi tiếng trên thế giới như Nike, Adidas, Hermès, LV, Chanel với giá siêu rẻ. Thậm chí, việc trao đổi mua, bán hàng giả còn diễn ra công khai và quảng cáo rầm rộ.
Hàng dỏm “vào mùa”
Tài khoản Facebook có tên C.T, livestream bán túi xách hiệu Chanel với lời quảng cáo “túi đẳng cấp, chỉ dành cho các chị xinh đẹp. Giá gốc 16 triệu đồng, trong livestream này dành giá ưu đãi cho các chị làm đẹp với giá 3,9 triệu đồng, số lượng chỉ 30 túi”.
Có đến 83 người comment số điện thoại để đặt mua chiếc túi “hàng xịn có sẵn tại TP HCM cho các chị đẹp” này. Người bán hẹn sẽ giao hàng trong vòng 2 ngày. Cũng trên trang này, chủ nhân đăng bán ví cầm tay hiệu Fendy giá gốc 2 triệu, giảm 300.000 đồng; ba lô Gucci hàng hiếm giá 3 triệu giảm còn 800.000 đồng…
Lướt qua một số trang bán hàng như “áo lông hàng hiệu xuất dư”, “hàng xịn xuất khẩu tồn kho”, “hàng xách tay”... cũng có những đôi giày thời trang hiệu YSL, Adidas, Puma, Levis... với hình ảnh bắt mắt chỉ có giá từ 500.000 - 1 triệu đồng.
Một trang Facebook rao bán những túi xách hiệu Chanel, LV, Gucci…
Đây chỉ là số ít trong hàng trăm, hàng ngàn trang Facebook đang rao bán túi xách, giày dép, nước hoa, áo quần... giả các thương hiệu lớn tràn lan trên mạng. Thậm chí có những trang rao bán “xả kho cuối năm” từng thùng nước hoa Chanel của Pháp, giá 300.000 đồng/chai với khẳng định chắc như đinh đóng cột “hàng em nhập từ Pháp, nhưng container bị rơi xuống nước khi vào cảng khiến bao bì bị ướt, hư hỏng nặng, em bán lỗ để ăn tết...”.
Ngay cả trên các sàn thương mại điện tử, hàng có dấu hiệu giả mạo thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng cũng được quảng cáo, bán tràn lan, công khai.
Trong vai là người mua hàng trên Shopee, phóng viên Khoa học Đời sống đã liên hệ với một shop có tên @cin_clothes… đặt mua một chiếc áo có nhãn hiệu Dior. Chiếc áo này có giá 179.000 đồng, trong khi sản phẩm chính hãng nhãn hiệu Christian Dior là 43 triệu đồng.
Theo mô tả trên Shopee, sản phẩm này là hàng siêu cấp Dior in tràn hàng Quảng Châu loại 1, màu be, chất liệu 100% cotton mịn, cảm giác mướt tay, êm ái ngay từ lần đầu chạm, thấm hút mồ hôi không gây bí nóng. Hàng có mác áo, tag giấy hãng Dior, đóng gói túi zip và cam kết toàn bộ sản phẩm đều được chọn lọc kiểm tra kỹ càng trước khi giao đến khách hàng, chất liệu sản phẩm đúng với nội dung được nêu trong phần mô tả.
Chỉ sau 2 ngày đặt hàng, shipper của Shopee đã giao hàng cho phóng viên, qua quan sát chúng tôi nhận thấy, sản phẩm có tag, mác chữ Dior, in tràn áo chữ Christian Dior như mẫu thiết kế. Tuy nhiên, chất lượng chiếc áo không như giới thiệu. Hình in trên áo không nét, chất vải nóng, đường may khá cẩu thả.
Ảnh hưởng đến thị trường tiêu dùng
Mới đây, trong hội thảo chủ đề “Nâng cao năng lực phòng, chống và xử lý vi phạm trong thương mại điện tử” do Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) tổ chức, ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, hiện nay xu hướng mua hàng của người dân đang chuyển mạnh từ truyền thống sang mua hàng online, người dân chỉ cần đặt hàng online và 2 - 3 ngày được giao tận tay.
Các sàn thương mại điện tử đang là nơi mua sắm phổ biến của người dân. Tuy nhiên, bên cạnh sự thuận tiện thì việc mua bán trên sàn thương mại điện tử cũng đã và đang tạo ra thách thức cho các lực lượng chức năng trong công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa.
“Với thương mại truyền thống, việc xác minh địa điểm mua bán, kho chứa hàng, giao kết hợp đồng dễ dàng hơn. Với bán hàng online, lực lượng chức năng khó xác định địa điểm mua bán, người bán, kho hàng, thời điểm giao kết hợp đồng và chứng cứ cũng dễ dàng bị thay đổi…. Chưa kể, quá trình vận chuyển cũng do bên thứ ba đảm nhận...”, ông Linh nêu thực tế.
Lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra một cơ sở kinh doanh bằng hình thức livestream trên trang Facebook, thu giữ hơn 4.000 sản phẩm hàng hóa các loại không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Ảnh: QLTT
Theo ông Nguyễn Phương Minh (Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ), để ngăn chặn hàng giả, hàng nhái trong lĩnh vực thương mại điện tử cần quy trách nhiệm đối với chủ sàn, chủ website trong vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng liên thông giữa các bộ, ngành để kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu nhằm phát hiện sớm, đấu tranh ngăn chặn.
Quan trọng nhất, người tiêu dùng cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc chống hàng giả, hàng nhái khi tham gia mua, bán những mặt hàng này, không “tiếp tay” cho các đối tượng gây lũng đoạn thị trường làm ảnh hưởng nghiêm trọng doanh thu, uy tín của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chân chính.
Bởi thực chất, trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái thì người tiêu dùng là một trong những mắt xích quan trọng. Nếu người tiêu dùng kiên quyết tẩy chay các loại hàng hóa này thì tổ chức, đối tượng vi phạm sẽ bị ngăn chặn đầu ra. Điều này không chỉ bảo vệ quyền lợi của chính người tiêu dùng, mà còn góp phần giúp thị trường hàng hóa lưu thông lành mạnh.
Kết thúc 2 ngày Tổng cục Quản lý thị trường tổ chức Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng thật – Tránh hàng giả” (29/11 – 30/11), Tổng cục QLTT mong muốn tạo ra kênh...
Nguồn: [Link nguồn]