Hái ra tiền nhờ các dịch vụ “ăn theo” kỳ thi vào lớp 10

Sự kiện: Kinh Doanh

Chỉ cần một tấm bạt, mấy bộ bàn ghế nhựa là có thể có ngay quán nước để phục vụ phụ huynh và thí sinh, thu về tiền triệu.

Hái ra tiền nhờ các dịch vụ “ăn theo” kỳ thi vào lớp 10 - 1

Phụ huynh học sinh đội nắng nóng xếp hàng đợi con tại các điểm thi.

Kỳ thi vào lớp 10 năm nay diễn ra trong 5 ngày từ 6-10/6. Đến hẹn lại lên, các dịch vụ “ăn theo” cũng tấp nập. Đây là cơ hội để những người kinh doanh nhỏ lẻ kiếm thêm thu nhập.

Năm 2018, toàn thành phố Hà Nội có 105.000 học sinh tốt nghiệp THCS dự thi tuyển sinh lớp 10, tăng 22.000 học sinh so với năm ngoái. Ghi nhận của PV tại cá điểm thi lớn như: Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, THPT Chu Văn An, THPT chuyên Nguyễn Huệ, THPT Cầu Giấy, THPT Trần Phú, THPT Phan Đình Phùng,... lượng người đổ về khá lớn. Các lều quán theo đó mọc lên cũng nhiều hơn.

Hái ra tiền nhờ các dịch vụ “ăn theo” kỳ thi vào lớp 10 - 2

Hoạt động kinh doanh tấp nập trong ngày thi đầu tiên

Hái ra tiền nhờ các dịch vụ “ăn theo” kỳ thi vào lớp 10 - 3

 Một quán nước mía hoạt động trên vỉa hè ngay cạnh điểm thi THPT Cầu Giấy. 

Các mặt hàng được ưa chuộng hàng đầu là nước giải khát (trà đá, nước mía, các loại nước ngọt), bánh mỳ, đồ ăn vặt, kem,... Chỉ cần một tấm bạt, mấy bộ bàn ghế nhựa là có thể có ngay quán nước để phục vụ phụ huynh và thí sinh. Tình trạng thời tiết nắng nóng hơn 30℃ kéo dài trong ngày, dẫn đến sức mua cao.

Chia sẻ với PV, cô Đ.Lan, người có hơn 10 năm kinh nghiệm bán đồ ăn vặt tại Thụy Khuê, Hà Nội cho biết: “Như trong buổi sáng của ngày thi đầu tiên, cửa hàng tôi ước tính bán ra được hơn 50 chiếc bánh mỳ, cao hơn ngày thường 20%.” Từ việc bán bánh mỳ, đồ ăn vặt và nước giải khát, tổng doanh thu của cửa hàng cô lên đến hơn 2 triệu đồng/ngày.

Hái ra tiền nhờ các dịch vụ “ăn theo” kỳ thi vào lớp 10 - 4

 Rất đông phụ huynh ngồi tại các quán cóc vỉa hè chờ thí sinh kết thúc môn thi.

Trung bình cứ tại 1 điểm thi có khoảng hơn 10 quán cóc vỉa hè, cửa hàng hoạt động kinh doanh. Từ khảo sát tại các điểm PV ghi nhận giá các loại nước giải khát dao động: trà đá 3.000 – 5.000 đồng/cốc, mía đá 7.000 – 15.000 đồng/cốc, sấu đá me đá 7.000 – 10.000 đồng/cốc, sữa đậu nành 3.000 – 5.000 đồng/cốc, các loại nước giải khát đóng chai có giá từ 6.000 – 15.000 đồng/chai,...

Theo ước tính của cô T.Bình – chủ quán nước chuyên trà đá, vối đá, sấu đá, sữa đậu nành, với 3 ngày thi, điểm thi THPT Chu Văn An quán nước của cô bán ra dao động từ 1000 - 2000 cốc/3 ngày, thu lãi về khoảng hơn 1 triệu đồng/ngày.

Hái ra tiền nhờ các dịch vụ “ăn theo” kỳ thi vào lớp 10 - 5

 Quán bán nước của cô T.Bình duy trì được hơn 10 năm và chỉ hoạt động trong những ngày thi.

Hái ra tiền nhờ các dịch vụ “ăn theo” kỳ thi vào lớp 10 - 6

 Cuối buổi cô T.Bình vui vẻ đếm tiền doanh thu.

Cùng với nước và các đồ ăn vặt, nhiều tiểu thương còn kinh doanh dịch vụ trông giữ xe và dịch vụ cho thuê phòng theo giờ. Thông thường, các điểm cho thuê phòng theo giờ thường hoạt động từ 8h đến 16h cùng ngày với mức giá là 50.000 đồng/lượt.

Cũng theo ghi nhận của PV, mặc dù các dịch vụ ăn theo mùa thi khá sôi động, tuy nhiên, tình trạng “chèn ép”, “chặt chém”  đã được hạn chế giúp cho phụ huynh và thí sinh tập trung cao độ cho kỳ thi. 

Kiếm bạc triệu tại “thủ phủ” vải nhờ nghề hot

Ngoài nghề trồng vải, người nông dân tại Lục Ngạn (Bắc Giang) có một nghề mưu sinh cùng vải, đó là nghề cửu vạn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thủy Trần ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN