Hà Nội thu giữ hơn 2.000 sản phẩm giả mạo thương hiệu

Sự kiện: Kinh Doanh

Cục QLTT Hà Nội ra quân rà soát hàng loạt các cửa hàng kinh doanh thời trang trên khu vực phố Cổ và thu giữ hàng nghìn sản phẩm có dấu hiệu làm giả các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới.

Ngày 21/5, dưới sự chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp với Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã chia thành nhiều Đoàn, đột xuất kiểm tra 7 cơ sở kinh doanh các mặt hàng chủ yếu như quần áo, giày dép, túi xách, đồng hồ, trang sức…trên khu vực phố cổ, quận Hoàn Kiếm.

Hàng nghìn sản phẩm quần áo, giày dép, túi xách, đồng hồ, trang sức… giả bị phát hiện

Hàng nghìn sản phẩm quần áo, giày dép, túi xách, đồng hồ, trang sức… giả bị phát hiện

Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra đã phát hiện, lập biên bản và tạm giữ 2.373 đơn vị sản phẩm có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng và hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hoá.

Cụ thể, đột xuất kiểm tra ở cửa hàng TMQ 23 Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, lực lượng chức năng đã tạm giữ 565 sản phẩm. Khi kiểm tra cửa hàng SIS Mai Linh số 3 Hàng Điếu, quận Hoàn Kiếm, lực lượng chức năng cũng tạm giữ hơn 170 sản phẩm gồm: túi, ví, áo, phụ kiện thời trang, thắt lưng  của các nhãn hiệu nổi tiếng. Tại địa điểm số 71 Hàng Đường, quận Hoàn Kiếm, sau khi kiểm tra, lực lượng quản lý thị trường Hà Nội tạm giữ hơn 130 sản phẩm phần lớn là dây lưng da do nước ngoài sản xuất không có hoá đơn chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hoá,…

Kiểm tra cửa hàng số 111 Hàng Bông quận Hoàn Kiếm, lực lượng chức năng tạm giữ hơn 200 sản phẩm bao gồm trang sức, giày túi ví khăn... có dấu hiệu giả mạo các  nhãn hiệu nổi tiếng...Tại địa chỉ 27 Hàng Cá, Đoàn kiểm tra tạm giữ hơn 300 sản phẩm có dấu hiệu vi phạm sở hữu trí tuệ của các nhãn hiệu, chủ cửa hàng chưa xuất trình được hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Tại cửa hàng số 46 Hàng Cân (quận Hoàn Kiếm), Đoàn kiểm tra tạm giữ gần 200 sản phẩm hàng hóa có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam, đa phần là các mặt hàng túi, ví, dây lưng, giầy dép.

Cũng trong sáng nay, Đội QLTT số 2 - Cục QLTT Hà Nội cũng đã tiến hành kiểm tra Cửa hàng Minh Châu - phụ kiện thời trang ở số 51 Hai Bà Trưng và tạm giữ hơn 600 sản phẩm, gồm: giầy, xăng đan, dép, mũ, túi xách mang các nhãn hiệu Chanel, LV, Gucci, Hermes và 510 sản phẩm đồ mỹ ký chưa xuất trình được hóa đơn, chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Dù đã ký cam kết không buôn bán hàng giả hàng nhái, hàng gian lận thương mại nhưng hàng loạt cửa hàng vẫn vi phạm

Dù đã ký cam kết không buôn bán hàng giả hàng nhái, hàng gian lận thương mại nhưng hàng loạt cửa hàng vẫn vi phạm

Đại diện Tổng cục QLTT cho biết, toàn bộ số hàng thu được đều là hàng giả mạo nhãn hiệu của các thương hiệu lớn, đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam. Điều đáng nói, trước đó, các địa điểm này đều đã ký cam kết không buôn bán hàng giả hàng nhái, hàng gian lận thương mại hồi đầu năm 2020. Tuy nhiên, ngay sau khi hết thời hạn giãn cách xã hội do dịch Covid-19, các cửa hàng này đã buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu.

Hiện tất cả số hàng hóa này được lực lượng chức năng lập biên bản, tạm giữ chờ xử lý theo quy định của pháp luật.

Tổng cục QLTT cũng khuyến cáo người dân nên tìm đến những địa chỉ uy tín để mua bán hàng hóa, sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, tránh mua và sử dụng những sản phẩm trôi nổi trên thị trường.

Tràn lan website thương mại điện tử bán hàng giả, hàng nhái: Liệu có nhờn luật?

Lợi dụng diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nhiều “gian thương” trên các trang mạng đã tranh thủ bán các mặt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Chi ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN