Hà Nội: Sau vụ giải cứu, vùng trồng rau Mê Linh hiện ra sao?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Xác định nguyên nhân dẫn đến thất thu trong vụ mùa vừa qua là do dịch bệnh, nhiều nông dân tại xã Tráng Việt (huyện Mê Linh, TP Hà Nội) chấp nhận thua lỗ, gạt bỏ nỗi buồn để hối hả chuẩn bị cho vụ mùa mới.

Bằng cách thay đổi cây nông sản từ cà chua, củ cải sang cải ngồng, người trồng rau ở thôn Đông Cao (xã Tráng Việt, huyện Mê Linh) hy vọng "gỡ gạc" phần nào ở mùa vụ mới.

Chùm ảnh ghi nhận của PV Báo Gia đình & Xã hội:

Mặc dù số lượng lớn nông sản của các hộ dân tại thôn Đông Cao (xã Tráng Việt) đã được hỗ trợ tiêu thụ nhưng ghi nhận của PV Báo Gia đình & Xã hội cho thấy, số lượng nông sản phải vứt bỏ cũng không hề nhỏ.

Mặc dù số lượng lớn nông sản của các hộ dân tại thôn Đông Cao (xã Tráng Việt) đã được hỗ trợ tiêu thụ nhưng ghi nhận của PV Báo Gia đình & Xã hội cho thấy, số lượng nông sản phải vứt bỏ cũng không hề nhỏ.

Vụ mùa vừa qua, ông Nguyễn Văn Khánh (59 tuổi, xã Tráng Việt) canh tác gần 10 sào nông sản, chủ yếu là cà chua, su hào và súp lơ. Đợt dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 cũng đúng thời điểm nông sản của ông Khánh vào vụ thu hoạch.

Vụ mùa vừa qua, ông Nguyễn Văn Khánh (59 tuổi, xã Tráng Việt) canh tác gần 10 sào nông sản, chủ yếu là cà chua, su hào và súp lơ. Đợt dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 cũng đúng thời điểm nông sản của ông Khánh vào vụ thu hoạch.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh, trường học, cửa hàng đóng cửa, dẫn đến nông sản của ông Khánh cũng "nghẽn" đầu ra. Ước tính thiệt hại của gia đình ông Khánh lên đến 10 tấn nông sản, trong đó phần nhiều là cà chua.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh, trường học, cửa hàng đóng cửa, dẫn đến nông sản của ông Khánh cũng "nghẽn" đầu ra. Ước tính thiệt hại của gia đình ông Khánh lên đến 10 tấn nông sản, trong đó phần nhiều là cà chua.

Đây là số cà chua không thể tiêu thụ của gia đình ông Khánh. Đến nay, ông Khánh chấp nhận thua lỗ, mặc cà chua rơi rụng, phân hủy trên mặt đất.

Đây là số cà chua không thể tiêu thụ của gia đình ông Khánh. Đến nay, ông Khánh chấp nhận thua lỗ, mặc cà chua rơi rụng, phân hủy trên mặt đất.

Ông Khánh cho biết, đã một thời gian dài gia đình ông không có thu nhập. Trong vụ mùa mới, ông Khánh dự định canh tác ngô và dưa chuột trên chính những thửa ruộng đang bị lấp đầy cà chua rụng.

Ông Khánh cho biết, đã một thời gian dài gia đình ông không có thu nhập. Trong vụ mùa mới, ông Khánh dự định canh tác ngô và dưa chuột trên chính những thửa ruộng đang bị lấp đầy cà chua rụng.

Gạt bỏ nỗi buồn thất thu trong vụ mùa vừa qua, gia đình ông Khánh dùng cà chua rụng làm phân và canh tác xen kẽ cây trồng mới.

Gạt bỏ nỗi buồn thất thu trong vụ mùa vừa qua, gia đình ông Khánh dùng cà chua rụng làm phân và canh tác xen kẽ cây trồng mới.

Gia đình ông Nguyễn Văn Nhất cũng tương tự. Nông sản "tắc" đầu ra do dịch bệnh cũng khiến gia đình ông Nhất điêu đứng vì thua lỗ.

Gia đình ông Nguyễn Văn Nhất cũng tương tự. Nông sản "tắc" đầu ra do dịch bệnh cũng khiến gia đình ông Nhất điêu đứng vì thua lỗ.

Nhìn những thửa ruộng su hào đang từng ngày "quá lứa", ông Nhất không khỏi nóng ruột.

Nhìn những thửa ruộng su hào đang từng ngày "quá lứa", ông Nhất không khỏi nóng ruột.

Trong vụ mùa mới, gia đình ông Nhất thay thế su hào, củ cải bằng cải ngồng. Đây là giống rau cho năng suất, giá thu mua tại ruộng cũng đến 9.000 đồng/kg nên ông Nhất hy vọng, sẽ phần nào gỡ gạc thất thu trong vụ mùa mới.

Trong vụ mùa mới, gia đình ông Nhất thay thế su hào, củ cải bằng cải ngồng. Đây là giống rau cho năng suất, giá thu mua tại ruộng cũng đến 9.000 đồng/kg nên ông Nhất hy vọng, sẽ phần nào gỡ gạc thất thu trong vụ mùa mới.

Đến nay, Hà Nội đã quyết định cho học sinh trở lại trường, cùng với việc các cơ sở kinh doanh dịch vụ trong nhà như hàng ăn, uống được phép hoạt động khiến người dân tại huyện Mê Linh vui mừng.

Đến nay, Hà Nội đã quyết định cho học sinh trở lại trường, cùng với việc các cơ sở kinh doanh dịch vụ trong nhà như hàng ăn, uống được phép hoạt động khiến người dân tại huyện Mê Linh vui mừng.

Bà Hoàng Thị Anh (sinh năm 1969, thôn Đông Cao) cho biết, 10 sào ruộng củ cải đến kỳ thu hoạch của gia đình bà cũng phải bỏ đến 7 sào. 

Bà Hoàng Thị Anh (sinh năm 1969, thôn Đông Cao) cho biết, 10 sào ruộng củ cải đến kỳ thu hoạch của gia đình bà cũng phải bỏ đến 7 sào. 

Những ngày này, bà Anh đang hối hả cải tạo phần diện tích thất thu để canh tác cải ngồng. Bà Anh đặt hy vọng gia đình bà sẽ thu lại được thất thu trong vụ mùa vừa qua.

Những ngày này, bà Anh đang hối hả cải tạo phần diện tích thất thu để canh tác cải ngồng. Bà Anh đặt hy vọng gia đình bà sẽ thu lại được thất thu trong vụ mùa vừa qua.

Trao đổi với PV, ông Đàm Văn Đua - Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Đông Cao (xã Tráng Việt, huyện Mê Linh) cho biết, đơn vị đang hỗ trợ bà con nông dân xử lý số nông sản dư thừa còn lại, nhanh chóng vệ sinh đồng ruộng để nhanh chóng canh tác cho mùa vụ mới.

Ông Đua cho hay, hiện tại, chỉ còn một số hộ chậm triển khai xử lý số nông sản dư thừa. Dự kiến đến ngày 12/3, toàn bộ số nông sản này sẽ được xử lý. Bà con nông dân cũng đang chuyển dần mô hình sang trồng cải ngồng và đông dư. Đây là những loại nông sản thuộc loại rau ăn lá phù hợp chuyên canh trong thời gian này.

Nông sản khắp nơi kêu gọi giải cứu

Cần một kịch bản ứng phó cụ thể với dịch COVID-19, trong đó có tính đến các phương án lưu thông hàng hóa để không...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bảo Loan ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN