Gốc quýt cổ thụ chẳng biết giống gì mà “đẻ” ra cả trăm triệu/năm

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ

Từ một gốc quýt cổ thụ, bằng sự tìm tòi, ham học hỏi, ông Lò Văn Thoản ở bản Nà Mòn (xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) đã bắt gốc quýt đó “đẻ” ra hàng trăm cây con. Từ những cây quýt nhân giống đó, cứ đến mùa vụ quýt cho thu quả, ông Thoản thu được hàng trăm triệu đồng từ việc bán quả.

Không biết tên đành gọi giống quýt lạ

Trong một chuyến công tác đến xã Mường Và (huyện Sốp Cộp), chúng tôi được nghe kể về lão nông Lò Văn Thoản – người đã ứng dụng khoa học kỹ thuật để "bắt" một cây quýt cổ thụ “đẻ” ra 600 cây quýt con. Từ đó, gia đình ông Thoản đã “sống khỏe” và có thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm. Bản thân ông Thoản cũng không biết cây quýt cổ thụ này là giống quýt gì, còn người dân thì gọi là quýt lạ.

Gốc quýt cổ thụ chẳng biết giống gì mà “đẻ” ra cả trăm triệu/năm - 1

Mặc dù đã nhiều năm chăm bón quýt, nhưng ông Thoản vẫn không biết đây là giống quýt gì, chỉ biết quả ăn ngọt, thanh mát, nhiều nước nên đến mùa thu hoạch còn không đủ bán cho thương lái.

Đang hí hoáy dùng lưới thép B40 quây lấy vườn quýt lạ sai trĩu cành của nhà, ông Thoản, kể lại: "Ngày xưa, trong một lần đi thăm người thân ở bản Hốc, ông nội của tôi cầm được 2 quả quýt về ăn rồi đem hạt trồng thử, không ngờ lại phát triển thành cây. Về sau khi cây lớn và bói quả, ăn rất ngọt nên những năm 2000, tôi được một cán bộ khuyến nông hướng dẫn cách chiết ghép. Từ đó, mỗi năm tôi chiết ghép một ít. Cứ như vậy, số gốc quýt cứ tăng dần lên qua năm tháng. Đến bây giờ, nhà đang có khoảng 600 cây quýt này."

Gốc quýt cổ thụ chẳng biết giống gì mà “đẻ” ra cả trăm triệu/năm - 2

Theo ông Thoản, quýt cho thu nhập gấp chục lần so với cây sắn, cây ngô

Từ trồng ăn chơi đến trồng để làm giàu

Theo ông Thoản, trong quá trình chiết, ghép nhân giống quýt lạ từ cây quýt cổ thụ, gia đình ông cũng chỉ xác định trồng để ăn chơi chơi, chứ chưa nghĩ đến việc trồng để làm giàu. Vì vậy, những năm tháng đó, những cây quýt trong vườn cũng không được chăm bón gì nhiều, chủ yếu là để cho "trời" chăm bón lấy.  Năm 2014, khi quả quýt bắt đầu bán được giá, gia đình ông Thoản mới biết cách chăm bón nên cây quýt mới cho sản lượng cao và có thu nhập từ đó đến nay.

Gốc quýt cổ thụ chẳng biết giống gì mà “đẻ” ra cả trăm triệu/năm - 3

"Để có những quả quýt căng tròn đẹp mắt phải quan sát kỹ nếu thấy có bọ xít là phải xử lý ngay, nếu không để ý chúng thường hay chích và làm hỏng quả" - ông Thoan cho biết thêm.

Hiện nhà ông Thoản có khoảng 600 gốc quýt. Trong đó, khoảng 400 cây đã cho thu quả. “Năm 2017 vừa rồi, cả vườn thu được 4,5 tấn quýt tươi. Tôi chả phải mang đi đâu bán cả, thương lái đánh xe vào tận nhà thu mua. Với giá dao động từ 30.000 – 32.000/kg, sau khi trừ chi phí thuốc men, phân tro, nhà tôi cũng lãi hơn 100 triệu đồng” – ông Thoản phấn khởi, nhớ lại.

Gốc quýt cổ thụ chẳng biết giống gì mà “đẻ” ra cả trăm triệu/năm - 4

Ông Thoản cho biết: Sau mỗi lần thu hoạch  quả, cây quýt phải được cắt tỉa đi những cành già, cành bị bệnh để những cành non phát triển.

Gốc quýt cổ thụ chẳng biết giống gì mà “đẻ” ra cả trăm triệu/năm - 5

Vườn ươm cây quýt giống của nhà ông Thoản

Gốc quýt cổ thụ chẳng biết giống gì mà “đẻ” ra cả trăm triệu/năm - 6

Để cây quýt ra hoa và đậu quả tốt, mỗi năm gia đình ông Thoản phải bón phân, tưới nước đầy đủ cho cây.

“Một tháng sau khi thu quả xong, tùy tuổi thọ từng gốc cây quýt mà tôi bón phân NPK, phân chuồng làm sao cho hợp lý. Trung bình, mỗi gốc quýt tôi bón khoảng 3 – 4 kg phân NPK , 20 – 30 kg phân chuồng. Tiếp đến, từ tháng 5 – tháng 6, tiến hành bón lần thứ 2. Tháng 8, bón lần cuối cùng để cây quýt nuôi dưỡng quả” – ông Thoản tiết lộ.

Gốc quýt cổ thụ chẳng biết giống gì mà “đẻ” ra cả trăm triệu/năm - 7

Giống quýt lạ của gia đình ông Thoản cây nào cây nấy đều cho quả sai trĩu cả cành. Ông Thoản cho biết, vì quả đậu nhiều quá, có cành ông phải vặt bớt đi khi chúng còn non.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tuệ Linh ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN