Giữa cơn bão giá, dân văn phòng ''cân đo đong đếm'' các mã khuyến mại mới dám đặt đồ ăn

Gần đây, mỗi suất cơm văn phòng có giá trung bình từ 35.000 – 40.000 đồng, tăng lên đến 50.000 – 70.000 đồng/suất đã trở thành mối bận tâm không nhỏ của không ít nhân viên văn phòng.

Ghi nhận tại TP Hà Nội, vào thời điểm kinh tế đang phục hồi sau dịch COVID-19, nhiều mặt hàng đã tăng giá. Trong đó, giá xăng, gas tăng đã kéo theo nhiều mặt hàng hóa thiết yếu leo thang.

Điều này đã gây ra biến động thị trường và tạo ra thách thức lớn đối với nhiều gia đình hiện nay. Theo đó, người dân, người kinh doanh đang không ngừng nỗ lực vượt qua "bão giá" và cân đối lại chi tiêu trong sinh hoạt hàng ngày.

Chị Nguyễn Thị Hoài Ngân (27 tuổi, quê ở Phú Thọ) là nhân viên văn phòng của một công ty công nghệ tại quận Cầu Giấy.

Gần đây, mỗi suất cơm văn phòng có giá trung bình từ 35.000 – 40.000 đồng, tăng lên đến 50.000 – 70.000 đồng/suất đã trở thành mối bận tâm không nhỏ của không ít nhân viên văn phòng.

Gần đây, mỗi suất cơm văn phòng có giá trung bình từ 35.000 – 40.000 đồng, tăng lên đến 50.000 – 70.000 đồng/suất đã trở thành mối bận tâm không nhỏ của không ít nhân viên văn phòng.

Với mức lương cơ bản chưa đến 10 triệu đồng/tháng mà thời gian làm việc tại văn phòng luôn "y án" theo giờ hành chính nên chị Ngân phải đặt thực phẩm từ bên ngoài công ty.

Bữa trưa của chị Ngân có giá dao động từ 55.000 – 75.000 đồng và để tiết kiệm thời gian cho nghỉ ngơi, chị Ngân thường đặt đồ ăn qua các ứng dụng giao hàng, giao đồ ăn.

Chị Ngân cho biết: "Thời điểm này năm 2021, suất cơm gà cơ bản tôi mua chỉ có giá là 35.000 đồng, hôm nào thêm thịt gà hoặc cơm thì tôi bị tính thêm 5.000 phụ phí. Nếu săn được mã khuyến mãi, suất cơm của tôi chỉ còn 30.000 đồng. Còn bây giờ, vẫn suất cơm đó nhưng giá phải trả đã lên đến 55.000 đồng".

"Suất ăn của tôi tăng gần gấp đôi, vì thế mình cũng rất cân đo đong đếm khi đặt đồ ăn qua các ứng dụng công nghệ và thường thì tôi sẽ săn mã giảm giá để hỗ tợ phần nào cho mỗi suất ăn", chị Ngân cho hay.

Chị Đào Thị Hân (31 tuổi, ở Thanh Xuân, Hà Nội) may mắn hơn là vì đang nuôi con nhỏ, nên thời gian đến văn phòng cũng được phép muộn hơn so với những đồng nghiệp khác. Do đó, trong bối cảnh giá cả nhiều mặt hàng tăng theo giá xăng, chị Hân đã bắt đầu nấu nướng tại nhà các bữa ăn trong ngày để tiết kiệm tài chính.

Chị Hân cho biết: "Trước đây, khi chưa bận con nhỏ, tôi gần như dành toàn thời gian cho công việc nên gần như không có nhiều thời gian để nấu nướng. Suất ăn cho các bữa trưa tại văn phòng cũng phải gọi từ bên ngoài".

Trong bối cảnh giá cả nhiều mặt hàng tăng theo giá xăng dầu, các quán ăn bình dân đều trở nên đông khách.

Trong bối cảnh giá cả nhiều mặt hàng tăng theo giá xăng dầu, các quán ăn bình dân đều trở nên đông khách.

"Trước đây, tôi thường xuyên đặt đồ ăn qua các ứng dụng công nghệ, giá cũng không quá đắt. Hôm nào đặt cùng lúc ít nhất 5 suất ăn, nhóm chúng tôi còn có thể tiết kiệm được 1 suất nhờ vào các mã khuyến mãi vận chuyển nhưng bây giờ, giá mỗi suất cơm đều tăng, nên tôi buộc phải tự nấu các bữa ăn trong ngày để tiết kiệm chi phí gia đình", chị Hân cho hay.

Ghi nhận của phóng viên Gia đình & Xã hội, trong bối cảnh giá cả nhiều mặt hàng tăng theo giá xăng dầu, các quán ăn bình dân đều trở nên đông khách. Đặc biệt là những quán cơm bình dân có giá từ 20.000 – 35.000 đồng/suất.

Tranh cãi “nảy lửa” vụ đĩa mì xào 200.000 đồng ở Nha Trang, chủ quán lên tiếng

Một du khách mới đây tố nhà hàng hải sản tại TP.Nha Trang vì bán suất mì xào giá 200.000 đồng mà chỉ có “4-5 miếng thịt bò vừa khô, vừa dai, ăn rất chán”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PV ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN