Giống cây bị đồn là “sát thủ”, ai ngờ bên trong chứa “vàng lỏng” trị giá bạc triệu

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Đằng sau những lời đồn đáng sợ ẩn chứa một kho báu đáng kinh ngạc, có thể giúp nhiều người đổi đời chỉ sau một đêm.

Trong giới thực vật, nhiều loại cây thường bị mang tiếng oan là “cây độc” gây hại cho con người. Nhưng trên thực tế, không ít trong số đó lại mang đến lợi ích khổng lồ cho nhân loại.

Giống cây bị đồn là “sát thủ”, ai ngờ bên trong chứa “vàng lỏng” trị giá bạc triệu - 1

Điển hình phải kể đến cây sơn - loại cây có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Trong thân cây có chứa nhựa sơn - mặt hàng có giá từ 150.000 - 300.000 đồng/kg, thậm chí có thời điểm giá đạt đỉnh 500.000 đồng/kg. 

Ở Trung Quốc, 1 kg nhựa sơn có thể bán với giá 600 NDT (hơn 2 triệu đồng). Tuy nhiên trước kia, người dân Trung Quốc lại coi cây sơn là “sát thủ”, là “cây tử thần” có thể gây hại cho con người. 

Hóa ra, phần thân cây nhiều nhựa sẽ có tính kích thích mạnh, có thể gây viêm da dị ứng. Những người có cơ địa mẫn cảm khi tiếp xúc với nhựa sơn hoặc ngửi mùi sẽ dễ bị ngứa. Vùng da tiếp xúc với nhựa sơn có thể bị phồng rộp, cơ thể cảm thấy mệt mỏi. Ở Việt Nam, dân gian thường gọi là “sơn ăn” (hoặc lở sơn).

Giống cây bị đồn là “sát thủ”, ai ngờ bên trong chứa “vàng lỏng” trị giá bạc triệu - 2

Vì lẽ đó, nhiều người dân Trung Quốc thường nói rằng đây là giống cây biết “cắn người”. Họ thường dặn dò con cái khi vào rừng không nên tùy tiện chạm vào cây sơn. Thậm chí, cây sơn còn được xếp vào hàng “tam độc” cùng với rắn và ong độc. 

Tuy nhiên, với những người thợ thu hoạch nhựa sơn lành nghề, họ biết cách khéo léo lấy được nhựa sơn mà không bị ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Giống cây bị đồn là “sát thủ”, ai ngờ bên trong chứa “vàng lỏng” trị giá bạc triệu - 3

Trên thị trường Việt Nam và thị trường quốc tế, nhu cầu về nhựa sơn trên hiếm khi hạ nhiệt. Từ thời xa xưa, loại sơn tự nhiên này đã được ứng dụng rộng rãi trên đồ nội thất vì nó có khả năng chống ăn mòn, chống gỉ, chống oxy hóa, kháng axit, kháng cồn, chịu được nhiệt độ cao và nhiều ưu điểm khác. Nếu sử dụng loại sơn tự nhiên này, đồ đạc trong nhà bạn sau hàng chục năm vẫn sẽ giữ nguyên diện mạo như mới. 

Ngoài nhựa sơn, hạt của cây sơn cũng là một mặt hàng giá trị cao. Người ta thường dùng nó để chiết xuất dầu và dùng trong một số ngành công nghiệp hóa chất. Còn vỏ quả có thể dùng để làm thành sáp. Gỗ của cây sơn cũng có thể dùng làm vật liệu xây dựng, vì lõi cây có màu sắc đặc biệt tươi sáng, từ đỏ tươi, đỏ tím cho đến tím đậm. Hơn nữa, loại gỗ này có độ bóng cao và kết cấu rất mịn, rất thích hợp để làm vật liệu xây dựng hay làm đồ nội thất.

Tay ngang rẽ bước sang ngành nông nghiệp, cựu quân nhân này khiến nhiều người phải thán phục với tư duy bán hàng đỉnh cao.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hương Nguyễn (Theo baijiahao) ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN