Gian nan đàm phán thương mại Mỹ - Việt

Nỗ lực của Mỹ để tạo nên hiệp định thương mại “thế kỉ 21” với Việt Nam và 10 quốc gia trong khu vực châu Á Thái Bình Dương đang bị sa lầy, theo đánh giá của hãng tin Reuters.

Mỹ hi vọng sẽ hoàn thành đàm phán về đề xuất hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào cuối năm nay. Tuy nhiên, Việt Nam nói hai bên chưa có điểm tương đồng về ưu tiên lớn nhất của mình đó là: tiếp cận thị trường quần áo và giày dép xuất khẩu.

Đề nghị mới nhất của Mỹ “thực sự, thực sự rất khó để chúng tôi chấp nhận”, ông Nguyễn Vũ Tùng, Phó Đại sứ Việt Nam ở Washington cho biết hôm 19/6 trong cuộc thảo luận tại trung tâm Wilson, cơ quan chuyên nghiên cứu các chính sách ngoại giao.

Trừ khi hai bên đạt được bước đột phá, “Tôi thực sự lo ngại về triển vọng của Việt Nam trong việc kết thúc đàm phán TPP một cách thành công”, ông Tùng nói.

Gian nan đàm phán thương mại Mỹ - Việt - 1

Một công nhân trong xưởng may ở Tân Lập, Hà Nội.

Vấn đề bắt nguồn từ việc bảo hộ thuế quan cho ngành công nghiệp diệt may của Mỹ trong nhiều thập kỉ trước. Hiện Mỹ có khoảng 300.000 công nhân ngành dệt may trong khi thập niên 70 là hơn 2 triệu.

Mức thuế trung bình của Hoa Kỳ đối với hàng hóa nhập khẩu là dưới 2%, trong khi con số này là 11% đối với các sản phẩm dệt may, mức thuế đối với một số loại quần áo là 30%.

Việt Nam, một trong số những nước xuất khẩu sản phẩm may mặc lớn nhất thế giới, muốn Hoa Kỳ bỏ dần các mức thuế, cũng như Mỹ đang gây sức ép lên Việt Nam để loại bỏ loại thuế đối với các mặt hàng chế biến và thực phẩm Mỹ.

Washington cũng muốn Việt Nam giải quyết danh sách các vấn đề thương mại “thế kỉ 21”. Danh sách bao gồm những quy định mới cho các hoạt động thương mại của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam, bảo vệ tốt hơn các sở hữu trí tuệ của Mỹ, quy định về lao động và môi trường và nước ngoài tham gia nhiều hơn trong thị trường mua sắm của Việt Nam.

“Có những điều thực sự khó để chúng tôi chấp nhận, nhưng chúng tôi vẫn cố gắng khắc phục vì nhận thấy việc chấp nhận những điều khiện khó… sẽ giúp ích cho nền kinh tế của chúng tôi”, ông Tùng nói.

Con bài Yarn forward

Trong hầu hết các thỏa thuận của Mỹ tính từ Hiệp định Tự do Thương mại Bắc Mỹ 1992 trở đi, Washington đã nhấn mạnh tuyên bố quy tắc “kể từ sợi trở đi - yarn forward” về xuất xứ của quần áo nhập khẩu nhằm đảm bảo rằng nước thứ ba, như Trung Quốc, không được hưởng lợi.

Quy tắc yêu cầu quần áo được làm từ sợi và vải sản xuất tại một trong các đối tác thương mại tự do để hội tụ đủ điều kiện miễn thuế theo các hiệp ước thương mại.

Các nhà sản xuất dệt may Mỹ sử dụng điều khoản này để bán hàng tỉ USD sợi và vải mỗi năm cho các đối tác thương mại tự do của Mỹ ở Mỹ Latinh, nơi vải sợi được may thành quần áo và xuất trở lại Hoa Kỳ.

Họ lo sợ rằng nếu không có quy tắc Yarn forward, Việt Nam có thể sẽ phải đóng cửa thương mại do nhập khẩu sợi và vải từ Trung Quốc để làm quần áo vận chuyển miễn thuế sang Hoa Kỳ.

Tân đại diện thương mại Mỹ, ông Mike Froman nhấn mạnh về vấn đề này với các thượng nghị sỹ tại các bang sản xuất hàng diệt may hồi đầu tháng này: “Chúng tôi đã nói rõ rằng đối với hàng dệt may, chúng ta phải có những quy định rõ ràng về nguồn gốc trong đó quy tắc “kể từ sợi trở đi - yarn forward” phải là trung tâm”.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất dệt may Mỹ vẫn lo ngại rằng Mỹ sẽ làm giảm bớt hiệu lực của quy tắc Yarn forward bằng việc cung cấp cho Việt Nam nhiều miễn trừ khi cần thiết.

Ở vòng cuối cùng của cuộc đàm phán TPP tại Peru, Hoa Kỳ đề xuất đưa danh sách 170 mặt hàng miễn trừ khỏi luật Yarn forward.

Tuy nhiên, ông Tùng cho biết danh sách này vẫn còn “quá nhỏ để chúng tôi chấp nhận” bởi các phân tích ban đầu cho thấy nó chỉ chiếm có 5% lượng quần áo xuất khẩu của Việt Nam.
 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Yến (Báo Tiền Phong/ Reuters)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN