Giải cứu mận cơm ở Lạng Sơn

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Mới vào đầu vụ mận, song do sản lượng lớn, khách miền xuôi ít lên mua nên ứ thừa, giá rớt thê thảm, chỉ còn 3000 đồng/kg. Xót cho người nông dân, nhiều bạn trẻ đã dùng mạng xã hội để bán mận giải cứu.

Giải cứu mận cơm ở Lạng Sơn - 1

Ông Lộc Minh Thực (SN 1961), nhà ở thôn Bản Lành, xã Hòa Cư, huyện Cao Lộc, Lang Sơn cho biết: Mận xứ Lạng khá to, căng tròn và không quá chua, ăn giòn, dễ róc hạt nhỏ và trở thành đặc sản riêng có ở Lạng Sơn. Mận các năm trước tiêu thụ mạnh, có lúc lên tới trên 60.000 đồng/kg, nên các hộ dân học tập nhau trồng mận để xóa đói, giảm nghèo.

“Nhà tôi có 700 gốc với diện tích khoảng 3 ha, đem lại thu nhập cao. Năm 2019, gia đình thu về gần 100 triệu đồng. Tuy nhiên, từ năm ngoái đến nay, do dịch bệnh COVID-19, ít người mua, tiểu thương các nơi không còn lên đặt mua tại gốc như mọi khi dẫn đến mận cơm ế ẩm. Đến mùa thu hoạch, các chủ vườn hái quả cho vào các bao tải rồi chở bằng xe đạp ra chợ huyện và thành phố bán. Lúc đầu còn bán được 5.000-7.000 đồng/kg, nay rớt xuống 2.000-3.000đ/ kg mà vẫn không có người mua” - Ông Thực buồn bã nói.

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn, hiện nay toàn tỉnh có hơn 1.400 ha mận, tổng sản lượng khoảng 4.200 tấn/năm. Các huyện có diện tích mận lớn nhất là: Cao Lộc hơn 185 ha, Văn Lãng 150 ha, Văn Quan 120 ha. Năm nay, các hộ trồng mận đều lao đao vì bí “đầu ra”.

Trước tình cảnh này, nhiều người đã dùng mạng xã hội như facebook, zalo kêu gọi cộng đồng ủng hộ. Anh Hoàng Lăng Huy, trú ở phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, mỗi ngày mua khoảng 1-2 tấn mận, rồi ship cho thực khách ở thành phố Lạng Sơn và vùng phụ cận với giá 3.000 đồng/kg.

Theo quan sát của phóng viên Tiền Phong, mận cơm được đồng bào gùi, gánh ra các chợ truyền thống ở thành phố Lạng Sơn như: Kỳ Lừa, Đông Kinh, Chi Lăng, Giếng vuông rất đông. Qua thông tin kêu gọi, nhiều người dân địa phương, trong đó có các bạn trẻ đã đến mua ủng hộ. Ngoài thưởng thức quả chín ăn giòn tươi, họ còn đem phơi nắng để làm ô mai. Cũng nhờ có vậy, mận cơm đã tiêu thụ được hết trong ngày, đến chiều 18/4, giá mận đã tăng lên 4.500 đồng/kg.

Nông dân không còn rau để ”giải cứu”, giá rau lại tăng gấp 4 lần

Sau thời gian giá rau chạm đáy, “cho không ai lấy” phải mang về cho bò ăn, đến nay nông dân Nghệ An vui mừng khi mức giá...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Duy Chiến ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN