Giá xăng kéo CPI tăng mạnh

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Theo Tổng cục Thống kê, bình quân 6 tháng đầu năm, lạm phát cơ bản tăng 1,25%. Đến nay, mặt bằng giá trong nước vẫn cơ bản được kiểm soát nhưng áp lực lạm phát trong những tháng còn lại của năm khá lớn.

Tại họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế xã hội quý 2 và 6 tháng đầu năm 2022 ngày 29/6, bà Nguyễn Thị Hương - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng đầu năm nay tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước.

CPI tháng 6/2022 tăng 0,69% (khu vực thành thị tăng 0,7%; khu vực nông thôn tăng 0,67%). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 9 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước; 2 nhóm hàng giảm giá.

Trong đó, nguyên nhân chủ yếu kéo CPI tháng 6 tăng là giá xăng dầu trong nước liên tục tăng cao theo giá nhiên liệu thế giới; giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào và chi phí vận chuyển.

So với cùng kỳ năm trước, nhóm giao thông tháng 6/2022 tăng cao nhất với 21,41% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 2,07 điểm phần trăm. Trong đó, giá xăng dầu tăng 61,62% do giá xăng A95 tăng 11.960 đồng/lít; xăng E5 tăng 11.540 đồng/lít và dầu diezen tăng 13.900 đồng/lít.

Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 3,22% chủ yếu do chi phí vận chuyển tăng và nguồn cung thuốc lá giảm.

Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 3,4% do giá tour và khách sạn, nhà hàng tăng khi nhu cầu du lịch trong nước đang khôi phục trở lại. Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,53% do giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,27%, chủ yếu do dịch COVID-19 được kiểm soát, nhu cầu ăn uống ngoài gia đình tăng 4,48%; giá lương thực tăng 2,87%.

Bên cạnh đó, nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tháng Sáu tăng 1,49% so với cùng kỳ năm trước; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,99%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,37%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 2,21%.

Ở chiều ngược lại, có 2 nhóm hàng giảm giá. Nhóm giáo dục tháng 6/2022 giảm 2,13% so với cùng kỳ năm trước do từ học kỳ I năm học 2021-2022, một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương miễn, giảm học phí trong đại dịch. Nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,5% do giá phụ kiện điện thoại thông minh giảm.

GDP 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6,42%, cao hơn 2 năm liền trước khi COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế xã hội. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng vẫn thấp hơn cùng kỳ 2018, 2019.

Xăng lên giá hơn 7.000 đồng/lít từ đầu năm, đẩy CPI tăng cao

Giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới, giá lương thực, thực phẩm, hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào là những nguyên...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Linh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN