Giá xăng dầu sắp tăng vì "gánh" thêm chi phí vận chuyển

Sự kiện: Giá xăng

Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã thống nhất điều chỉnh phụ phí, chi phí đưa xăng dầu từ 2 nhà máy lọc dầu về đến cảng để phản ánh vào giá cơ sở sớm nhất có thể.

Trong giá cơ sở - căn cứ tính giá bán lẻ xăng dầu, chi phí kinh doanh có khoản đưa xăng dầu về đến cảng, chi phí vận tải tạo nguồn trong nước.

Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu gần đây liên tục nêu tình trạng thua lỗ kéo dài khi mức chiết khấu thấp, thậm chí về “0 đồng” và các chi phí kinh doanh trên chưa được phản ánh đủ trong giá cơ sở.

Thậm chí, nhiều doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cũng đã gửi đơn xin tạm dừng kinh doanh với lý do nhận được chiết khấu hoa hồng thấp, thậm chí là “0 đồng” dẫn đến lỗ nặng không thể cầm cự.

Thực trạng này cũng đã được Bộ Công Thương xác nhận và khẳng định đã nhiều lần đề nghị Bộ Tài chính xem xét, tính toán lại chi phí kinh doanh xăng dầu để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, bảo đảm cung ứng xăng dầu liên tục cho thị trường.

Trao đổi với báo chí, ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, trong ngày hôm qua (6/10), liên Bộ Công Thương - Tài chính thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ đã thống nhất, sớm nhất có thể điều chỉnh phụ phí, chi phí đưa xăng dầu từ 2 nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng để phản ánh vào giá cơ sở trong kỳ điều hành giá xăng dầu.

Qua đó góp phần giải quyết khó khăn và tăng lợi nhuận của doanh nghiệp xăng dầu, từ đầu mối, thương nhân phân phối, bán lẻ. Từ đó cũng tác động đến chiết khấu, nâng chiết khấu các cửa hàng bán lẻ giúp tháo gỡ khó khăn cho các cửa hàng kinh doanh xăng dầu.

“Ngoài ra, chúng tôi cũng có những biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, đề nghị các doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối, bán lẻ, các cửa hàng hài hòa lợi nhuận, chia sẻ khó khăn, rủi ro trong lúc khó khăn như hiện nay”, ông Đông cho hay.

Vị này cũng cho biết, hai Bộ trưởng Tài chính, Công Thương đã thống nhất về nguyên tắc và giao cho Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) và Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) làm việc cụ thể để rà soát thống nhất số liệu và phương án, hiện đã có số liệu, cố gắng xử lý sớm nhất có thể.

Tính toán của Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho thấy, chi phí vận chuyển cùng phụ phí bị tăng lên như hiện nay, kết cấu tính chi phí của doanh nghiệp xăng dầu bị tính thiếu khoảng 400 đồng một lít với xăng và 100 đồng một lít dầu. Tức là doanh nghiệp chỉ được ghi nhận thực tế chi phí định mức là 900 đồng một lít, trong khi quy định là 1.300 đồng.

Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu gần đây liên tục nêu tình trạng thua lỗ kéo dài khi mức chiết khấu thấp, thậm chí về 0 đồng (Ảnh: Hữu Thắng).

Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu gần đây liên tục nêu tình trạng thua lỗ kéo dài khi mức chiết khấu thấp, thậm chí về 0 đồng (Ảnh: Hữu Thắng).

Tại họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 1/10, ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Công Thương cho hay, Nhà nước chỉ quản lý giá bán lẻ xăng dầu, không quản lý mức chiết khấu.

Chiết khấu là khoản thoả thuận, giảm giá của đơn vị bán xăng dầu (đầu mối, tổng đại lý, thương nhân phân phối) cho đơn vị mua. Khi nguồn cung dồi dào, giá thế giới giảm thì doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối tăng chiết khấu cho cửa hàng, đại lý bán lẻ để đẩy lượng bán ra. Ngược lại, giá thế giới giảm, họ giảm mức chiết khấu này.

Việc chiết khấu xăng dầu xuống quá thấp, thậm chí bằng 0, ông Hải nhìn nhận, do doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu thua lỗ khi đã nhập hàng giá cao trước đó, nhưng sang quý III giá lại giảm sâu.

Cùng với đó, chi phí kinh doanh xăng dầu chưa được Bộ Tài chính điều chỉnh kịp thời trong giá cơ sở. Do đó, để duy trì kinh doanh, tránh thua lỗ thêm, doanh nghiệp đầu mối buộc phải cắt giảm chi phí, trong đó có chiết khấu cho các đại lý bán lẻ.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ Công Thương đã nhiều lần đề xuất các cấp có thẩm quyền xem xét việc điều chỉnh các chi phí kinh doanh xăng dầu trong giá cơ sở bán lẻ. Tuy nhiên, thẩm quyền tính toán, điều chỉnh các chi phí này thuộc về Bộ Tài chính.

Giá hàng hóa 'bất trị' trước giá xăng dầu giảm: Cần dẹp bớt khâu trung gian

Liên tục từ tháng 7 đến nay, giá xăng đã hạ sát 21.000 đồng/ lít, nhưng giá cả nhiều loại hàng hóa giảm chưa tương ứng, hoặc nhỏ giọt. Khâu trung gian là một nguyên nhân đẩy...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thu Huyền ([Tên nguồn])
Giá xăng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN