Giá xăng, dầu lại sắp tăng mạnh?

Trước những biến động mạnh của thị trường thế giới, giá xăng dầu trong nước lại đang đứng trước nguy cơ có khả năng tăng giá mạnh.

Trước những biến động mạnh của thị trường thế giới, giá xăng dầu trong nước lại đang đứng trước nguy cơ có khả năng tăng giá mạnh khi mà các kiến nghị điều chỉnh thêm khoảng 1.000 – 1.200 đồng/lít đã tiếp tục được doanh nghiệp đầu mối chính thức đưa ra.

Mặc dù giá xăng vừa chính thức được Liên Bộ Tài chính – Công thương thống nhất cho điều chỉnh tăng thêm 1.100 đồng/lít, nhưng với diễn biến lên mạnh của thị trường thế giới khiến nhiều doanh nghiệp đầu mối tiếp tục đưa ra mức kiến nghị tăng thêm mức với mức tương ứng.

Cụ thể, tính đến thời điểm cuối tuần vừa qua đã có hai doanh nghiệp đầu mối chính thức gửi văn bản kiến nghị đến Bộ Tài chính xin tăng giá xăng, dầu, với mức đề xuất giá xăng là từ 1.000 – 1.200 đồng/lít và dầu là 700 - 800 đồng/lít.

Nguyên nhân được các doanh nghiệp lý giải khi đưa ra kiến nghị tăng giá xăng dầu trong đợt này là do, trước biến động lớn của giá xăng dầu thế giới thời gian gần đây thì giá cơ sở hiện đang chênh lệch lớn so với giá bán hiện hành, khiến các doanh nghiệp thua lỗ nặng. Cụ thể, nếu tính bình quân 30 ngày vừa qua, chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán lẻ hiện hành đối với mặt hàng xăng đã lên gần 1.000 đồng/lít. Trong khi đó, nếu tính bình quân 10 ngày qua thì mức chênh lệch này còn cao hơn.

Minh chứng cho sự biến động manh này, theo dõi thị trường xăng dầu thế giới trong thời gian vừa qua có thể thấy, sự thay đổi chóng mặt của mặt hàng này. Trong đó đáng chú ý, giá sản phẩm tại Singapore – nơi thị trường cung cấp nguồn xăng dầu nhập khẩu lớn nhất cho các doanh nghiệp xăng dầu Việt Nam và được tính làm giá cơ sơ, giá các loại xăng dầu cũng đã tăng mạnh từng ngày.

Theo đó, nếu giá xăng đầu tại thị trường Singapore ngày 8/8, mặt hàng RON 92 chỉ là 124,68 USD/thùng, Diezen 128,70 USD/thùng, dầu hoả 127,44 USD/thùng, dầu FO 670,91 USD/thùng. Đến ngày 22/8, mặt hàng RON 92 tại thị trường này đóng cửa ở mức 125,35 USD/thùng; giá dầu hỏa 131,97 USD/thùng, Diezen 133,47 USD/thùng, dầu FO là 684 USD/tấn.

Chỉ một ngày sau đó, tức ngày 23/8, giá xăng RON 92 tiếp tục lên 126,88 USD/thùng; Diezen 135,27 USD/thùng; dầu hoả 133,57 USD/thùng và dầu FO 696,69 USD/tấn. Mức giá cao nhất trong vòng hơn 3 tháng trở lại đây. Với diễn biến không giá xăng dầu nhập khẩu không ngừng tăng trong thời gian vừa qua, thì khả năng điều chỉnh trong nước là một điều hoàn toàn có thể xảy ra. Điều đó đồng nghĩa với việc người dân có thể tiếp tục phải gánh chịu thêm việc nhiều hàng hóa có thể "té nước theo mưa" khi giá xăng tăng.

Đánh giá về tác động của việc tăng giá xăng, trong một cuộc phỏng vấn với PV, TS Nguyễn Minh Phong cũng cho rằng, giá xăng dầu có ảnh hưởng mạnh trực tiếp và gián tiếp đến lạm phát ở Việt Nam, vì đây “yếu tố đầu vào” của nhiều hoạt động kinh tế và tiêu dùng xã hội. Ngoài ra, nó cũng dẫn đến sự điều chỉnh tăng chi phí và giá cả các yếu tố cấu thành hàng hóa-dịch vụ, do đó làm tăng giá hầu hết các mặt hàng hóa và dịch vụ xã hội.

Cũng theo TS Nguyễn Minh Phong, để góp phần giải bài toán minh bạch hóa xăng dầu (trong đó có cả điện) theo nguyên tắc thị trường với mục tiêu xóa bao cấp, khuyến khích cạnh tranh thị trường và đơn giản hóa quy trình quản lý, tính toán, cũng như để tăng tính minh bạch hóa, có thể dự báo được giá về điện và xăng dầu ở nước ta trong thời gian tới, Nhà nước cần xây dựng khung giá chuẩn cho điện và xăng dầu.

Như vậy, chỉ trong vòng hơn 10 ngày, kể từ khi giá xăng, dầu được các doanh nghiệp đầu mối điều chỉnh tăng thêm mức từ 500 – 1.100 đồng (tuỳ từng loại), thì phương án tăng giá cho đợt tiếp theo một lần nữa lại chính thức đưa ra.

Với mức đề xuất của các doanh nghiệp, nếu được Bộ Tài chính chấp thuận thì chỉ trong vòng hơn 20 ngày (từ đầu tháng 8 đến nay), giá xăng trong nước sẽ tăng tới ba lần với mức khoảng 3.000 đồng/lít.

Trước đó, kể từ 17h ngày 13/7, đã giá xăng bán lẻ chính thức được tăng thêm 1.100 đồng/lít so với hiện hành. Cùng với đó, giá các mặt hàng dầu cũng có mức tăng từ 500 - 800 đồng/lít.

Cụ thể, giá bản lẻ mặt hàng xăng RON 92 sẽ tăng thêm 1.100 đồng/lít và lên mức giá mới là 23.000 đồng/lít. Trong khi đó, dâu diezen 0,05S tăng thêm tăng 750 đồng/lít, lên mức 21.550 đồng/lít, dầu madut tăng 500 đồng/kg lên mức 21.550 đồng/kg và dầu hỏa tăng 800 đồng/lít lên mức 21.540 đồng/lít.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Yến Nhi ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN