Giá thép tăng phi mã, Bộ Công Thương chỉ đạo nóng
Trước tình hình giá thép gần đây tăng nóng liên tục, Bộ Công thương đã có văn bản số 2612/BCT-CN gửi Hiệp hội thép Việt Nam và một số doanh nghiệp ngành thép về việc thúc đẩy sản xuất thép thành phẩm cung ứng ra thị trường.
Theo đó, Bộ Công Thương yêu cầu thực hiện việc rà soát các đại lý phân phối trong việc cung cấp thép đến các hộ tiêu thụ, người tiêu dùng, tránh các hiện tượng găm hàng, đẩy giá và cạnh tranh không lành mạnh.
Tại văn bản, Bộ Công Thương cho biết trong các tháng gần đây, giá thép trong nước liên tục tăng mạnh, làm ảnh hưởng lớn đến tình hình phát triển của các ngành sản xuất và các hộ tiêu thụ thép, đặc biệt là người tiêu dùng.
Do đó, để đảm bảo việc đáp ứng nhu cầu sản phẩm thép trong nước, Bộ Công Thương đề nghị Hiệp hội Thép Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thép khẩn trương rà soát, xem xét các vấn đề liên quan đến nguyên liệu đầu vào, tiết giảm các chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm.
Đồng thời có biện pháp tăng công suất sản xuất thép để đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước, hạn chế xuất khẩu các mặt hàng, sản phẩm thép trong nước đang có nhu cầu.
Giá thép tăng liên tục thời gian vừa qua
Bên cạnh đó, cần thực hiện việc rà soát các đại lý phân phối trong việc cung cấp hàng đến các hộ tiêu thụ, người tiêu dùng, tránh các hiện tượng găm hàng, đẩy giá và cạnh tranh không lành mạnh.
Tính đến thời điểm hiện tại, giá thép cuộn cán nóng (HRC) tại Mỹ đã vượt ngưỡng 1.500 USD/tấn – mức kỷ lục trong lịch sử và cao gấp hơn ba lần đáy hồi năm 2020. Giá thép tại Trung Quốc và châu Âu cũng lên đỉnh nhiều năm trong bối cảnh nhu cầu về thép tăng cao còn nguồn cung thì thiếu hụt.
Thống kê của VSA cho thấy giá bán thép xây dựng tháng 5 trong nước bình quân khoảng 16,3 - 16,5 triệu đồng/tấn tùy thuộc từng chủng loại sản phẩm và từng doanh nghiệp cụ thể, tăng khoảng 1,2 triệu đồng/tấn so với tháng trước.
Sản xuất và tiêu thụ thép 4 tháng đầu năm tăng mạnh trong bối cảnh giá thép lên cao trên toàn cầu cũng như ở Việt Nam.
Nguồn: [Link nguồn]
Vì tập trung giao đồ nhanh nên anh shipper không để ý địa chỉ nhận hàng, cho tới khi đến nơi anh mới nhận ra sự khác thường.