Giá thép tăng "điên cuồng": Có hay không cú bắt tay của các "ông lớn"?

Bộ Công thương cho rằng, không có cơ sở kết luận các doanh nghiệp thép bắt tay tăng giá, mà thị trường được điều chỉnh theo quan hệ cung cầu.

Mỗi dự án xây dựng dân dụng, thép chiếm 10-30% tổng giá trị dự án, vì thế biến động giá mặt hàng này tác động rất mạnh tới các nhà thầu.

Mỗi dự án xây dựng dân dụng, thép chiếm 10-30% tổng giá trị dự án, vì thế biến động giá mặt hàng này tác động rất mạnh tới các nhà thầu.

Trước thực tế các thương hiệu thép đều đồng loạt tăng giá từ 30-40% so với quý cuối năm 2020. Nghi vấn được đặt ra rằng, có hay không cú bắt tay của các "ông lớn" nhằm thâu tóm thị trường.

Đưa ra nhận định giá thép tăng do phụ thuộc nguyên liệu từ nguồn nhập khẩu có mức giá đang tăng cao, Bộ Công thương cho rằng, do tác động của dịch Covid-19 khiến các nhà máy đóng cửa, trong bối cảnh vấn đề logistics làm nguồn nguyên liệu bị gián đoạn nên không thể tăng sản xuất.

Trong khi đó, dự kiến kinh tế năm 2021 sẽ phục hồi và tăng trưởng 6%, nhu cầu thép tăng 2-3%. Đặc biệt, ngành bất động sản, xây dựng phục hồi, việc triển khai các dự án đầu tư công... nên nhu cầu sản phẩm thép các loại dự tính khoảng 27 triệu tấn.

Hơn nữa, ngành thép Việt Nam phụ thuộc phần lớn từ nguồn nhập khẩu với nguyên liệu sản xuất đầu vào như quặng sắt, thép phế liệu, than mỡ luyện cốc, điện cực graphite...

Cụ thể, năm 2021 nhập khẩu quặng sắt cho các lò cao hơn 18 triệu tấn, thép phế liệu 6-6,5 triệu tấn cho các lò điện, than mỡ luyện cốc khoảng 6,5 triệu tấn và điện cực graphite khoảng 10.000 tấn... nên sẽ ảnh hưởng đến sản xuất thép và thị trường trong nước.

Như vậy, thị trường thép có thể sẽ thiết lập một mặt bằng giá mới khi có nhiều tác động đầu vào tăng giá. Nhưng sẽ dần được điều chỉnh theo quan hệ cung cầu.

Vì vậy, Bộ này nhận định, không có cơ sở nói có sự bắt tay của các công ty thép nhằm tăng giá thép lên cao.

Bộ Công thương cũng cho biết, đã chủ động dự báo tình hình cung - cầu sản phẩm thép và biến động giá cả các sản phẩm thép trên thế giới và tại Việt Nam, đề ra giải pháp nhằm đảm bảo cân đối nhu cầu thép, ổn định giá thép

Bộ cũng đã đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính có chính sách điều tiết thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng thép có biến động lớn về giá.

Đồng thời, Tổng cục Thống kê sẽ cung cấp tình hình sản xuất và tiêu thụ thép hằng tháng. Cùng đó là dự báo về cung cấp nhu cầu sắt, thép xây dựng để cân đối nhu cầu do Bộ Xây dựng nghiên cứu.

Song song đó, để ổn định cung - cầu thị trường cùng với việc ổn định sản xuất, đáp ứng nhu cầu, tránh biến động giá, Bộ Công thương sẽ xây dựng các hàng rào kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.

Nguồn: [Link nguồn]

Choáng với số tiền ông lớn bia rượu chi cho quảng cáo

Trong quý I, Sabeco đã đầu tư gấp đôi vào quảng cáo và khuyến mãi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hạnh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN