Giá sắt thép, xi măng đồng loạt tăng mạnh và chưa có dấu hiệu dừng lại

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Các loại vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng lại đồng loạt tăng giá mạnh trong tháng 10 và chưa có dấu hiệu dừng lại...

Theo khảo sát thị trường của PV Báo Giao thông, từ đầu tháng 10 đến nay, giá các loại vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng đều tăng trở lại sau thời gian “treo” đỉnh do nhiều công trình phải dừng hoạt động vì Covid-19.

Một nhà phân phối sắt thép khu vực phía Bắc cho biết, hiện giá thép đã tăng 2 lần trong tháng nay. Cụ thể, thép Thái Nguyên CB240 đã tăng 860 nghìn đồng/tấn, lên mức 17,2 triệu đồng/tấn, thép D10 CB300 tăng 260 nghìn đồng/tấn lên mức 17,26 triệu đồng/tấn.

Giá thép tăng tới hơn 800 nghìn đồng/tấn

Giá thép tăng tới hơn 800 nghìn đồng/tấn

Thép CB240 của Hòa Phát cũng tăng 460 nghìn đồng/tấn, lên mức 16,77 triệu đồng/tấn. Thép cây D10 CB300 tăng 410 nghìn đồng/tấn, lên mức 16,82 nghìn đồng/tấn.

Các thương hiệu thép khác như Việt Đức, Việt Nhật, Việt Ý...cũng có mức tăng từ 450-800 nghìn đồng/tấn.

Tại khu vực miền Trung, nhà phân phối vật liệu xây dựng Trấn Hiền (Nghệ An) cho biết, giá sắt thép đã tăng tổng cộng 800 nghìn đồng/tấn sau 3 lần điều chỉnh chỉ trong vài tuần nay.

Hiện, giá thép các loại dao động ngưỡng 18,2-18,5 triệu đồng/tấn, tăng tới 7,5 triệu đồng/tấn so với cùng kỳ năm ngoái (mức giá 11 triệu đồng/tấn).

Đối với mặt hàng xi măng, các doanh nghiệp cũng đồng loạt tăng giá bán trung bình từ 80-100 nghìn đồng/tấn bắt đầu từ ngày 25/10 đã gây "sốc" cho thị trường vật liệu xây dựng.

Cụ thể, Công ty Cổ phần xi măng Hoàng Mai đã điều chỉnh tăng giá bán các loại xi măng bao PCB30 thêm 80 nghìn đồng/tấn và PCB40 thêm 90 nghìn đồng/tấn.

Công ty xi măng Bút Sơn cũng tăng giá 90 nghìn đồng/tấn đối với sản phẩm xi măng bao Hà Trung (PCB30, PCB40). ...

“Hằng năm, thời điểm này là mùa xây dựng, cho đến tháng 4 sang năm. Do đó, giá vật liệu xây dựng sẽ còn tiếp tục tăng trong suốt quá trình đó, khi nhiều dự án được triển khai và nhu cầu sửa nhà của người dân tăng cao”, nhà phân phối Trấn Hiền nhận định.

Lý giải về lý do tăng giá xi măng, đại diện các công ty sản xuất xi măng cho biết, hiện nay giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào trong sản xuất xi măng đều tăng, đặc biệt nguồn cung than đá khan hiếm, giá than tăng, dẫn đến giá thành sản xuất xi măng tăng cao.

Mặc dù các đơn vị đã tìm nhiều giải pháp để tiết giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất nhưng không thể bù đắp được tốc độ gia tăng của nguyên nhiên vật liệu đầu vào...

Thị trường sắt thép cũng chịu tác động mạnh từ giá nguyên liệu đầu vào và dự báo còn tiếp tục tăng theo diễn biến thế giới.

Theo báo cáo từ Hiệp hội thép Việt Nam, giá quặng sắt đầu tháng 10/2021 giao dịch ở mức gần 124-125 USD/tấn (tăng thêm 5-7%); Giá thép phế liệu cũng đã tăng lên ngưỡng 520 USD/tấn và giá than mỡ luyện cốc cũng đã tăng cao ở mức 335-340 USD/tấn.

Trong khi đó, tính chung 9 tháng 2021, nhập khẩu thép về Việt Nam là 14,9 triệu tấn với trị giá hơn 11 tỷ USD, tăng 1% về lượng và tăng 44% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Còn xuất khẩu sắt thép thành phẩm và bán thành phẩm đạt 10,6 triệu tấn, với trị giá hơn 9 tỷ USD đến hơn 20 quốc gia và khu vực trên thế giới, tăng 40% về sản lượng và tăng gấp 2 lần về trị giá xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2020.

Như vậy, Việt Nam đã nhập siêu 2 tỷ USD trong 9 tháng. Tức, thị trường thép vẫn phụ thuộc nhiều vào giá nhập khẩu...

Các nhà thầu lo lắng khi thiết bị điện, nước… lại gây ”bão” giá

Sau giãn cách, nhóm hàng điện, ống nước, kim loại… liên tục tăng giá khiến các nhà thầu lo lắng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hạnh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN