Giá dầu tăng sốc tới hơn 30%, đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong 37 năm qua
Thị trường dầu thế giới đã có một tuần giao dịch đầy cảm xúc khi ảm đạm ở đầu tuần và thăng hoa mãnh liệt vào những phiên cuối.
Giá dầu liên tục giảm trong những phiên đầu tuần do thị trường lo ngại tồn kho dầu thô Mỹ tuần trước tăng mạnh nhất kể từ năm 2016 đến nay trong khi nhu cầu xăng dầu giảm do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo Cơ quan Quản lí Thông tin Năng lượng, tồn kho dầu thô tăng 13,8 triệu thùng vào tuần trước lên 468,2 triệu thùng.
Đây cũng là tuần tăng mạnh nhất kể từ năm 2016. Đồng thời, các chuyên gia phân tích dự báo tồn kho tiếp tục tăng do hoạt động lọc dầu bị đình trệ. Điều này đã khiến giá dầu WTI giảm 0,4% xuống 20,4 USD/thùng. Giá dầu Brent giảm 5,1% xuống 25 USD/thùng sau phiên giao dịch 1/4.
Phiên giao dịch 2/4 ghi nhận đợt tăng mạnh nhất từ trước đến nay sau khi tổng thống Donald Trump cho biết ông đã thuyết phục Nga và Arab Saudi giảm sản lượng 10 - 15 triệu thùng/ngày. Theo đó, giá dầu WTI và Brent đồng loạt tăng tới 24%.
Đà tăng tiếp tục duy trì mạnh mẽ trong hai phiên 3 và 4/4 khi phiên giao dịch ngày 3/4 giá dầu có phiên bùng nổ tăng mạnh tới 12%. Kết phiên 3/4, giá dầu WTI tăng 12% lên 28,3 USD/thùng. Giá dầu Brent tăng 14% lên 34,11 USD/thùng.
Còn phiên giao dịch ngày 4/4, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI tăng 0,7% lên 28,7 USD/thùng, giá dầu Brent tăng 0,5% lên 34,7 USD/thùng.
Tính chung trong tuần qua, giá dầu WTI tăng tới 31,7%, tuần tăng mạnh nhất kể từ năm 1983. Giá dầu Brent tăng 14% lên 34,11 USD/thùng.
Dịch bệnh Covid-19 khiến sức cầu ngày càng yếu đi trong khi đó nguồn cung ngày càng lớn đã tác động mạnh mẽ đến ngành dầu mỏ. Thị trường vô cùng nhạy cảm, không tuân theo bất kì quy luật tăng giảm nào. Chỉ cần một tín hiệu lạc quan nhỏ cũng khiến cho giá tăng mạnh hay chỉ cần một thông tin không mấy tích cực, giá dầu có thể lao xuống vực thẳm.
Những hi vọng của thị trường khi kì vọng các nước sẽ sớm đạt được thoả thuận sau khi OPEC và các nước đồng minh thông báo sẽ tổ chức cuộc họp trực tuyến vào đầu tuần sau. Đồng thời tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây bày tỏ mong muốn toàn thế giới cần có những hành động để giảm sản lượng khoảng 10 triệu thùng/ngày.
Cả thị trường dầu thế giới nín thở chờ những kết quả từ cuộc họp khẩn tuần tới của OPEC và những thỏa thuận giữa Mỹ, Nga. Nếu thỏa thuận đạt được, giá dầu được kì vọng sẽ tăng trở lại, tuy nhiên khó có thể đạt được 40USD.
Giá dầu có một tuần tăng đột biến
Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu được giao dịch cả tuần ở mức phố biến như sau:
- Xăng E5RON92: không cao hơn 11.956 đồng/lít;
- Xăng RON95-III: không cao hơn 12.560 đồng/lít;
- Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 11.259 đồng/lít;
- Dầu hỏa: không cao hơn 9.141 đồng/lít;
- Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 9.453 đồng/kg.
Tại VN, trong tháng 3 vừa qua, Tập đoàn dầu khí VN (PVN) cũng đã đưa ra kịch bản xấu nhất là đóng cửa một số mỏ khai thác và tiến hành nhập khẩu dầu thô dự trữ do giá dầu xuống mức thấp dưới 30 USD/thùng.
Hiện tại, giá dầu đã về 20 - 25 USD/thùng. Là quốc gia vừa khai thác dầu thô, vừa nhập khẩu xăng dầu, thị trường xăng dầu VN chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ nếu dự báo giá dầu thế giới về 0 hoặc thậm chí âm xảy ra.
Nguồn: [Link nguồn]
Tăng như vũ bão là cụm từ diễn tả tốc độ của thị trường xăng dầu trong ba phiên giao dịch gần đây khi tin tốt dồn...