Giá bán lẻ điện sinh hoạt mới dự kiến mức cao nhất tới 3.457 đồng/kWh

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo quyết định về cơ cấu giá bán lẻ điện. Tại dự thảo này, biểu giá điện bán lẻ điện sinh hoạt sẽ được chia làm 5 bậc, rút 1 bậc so với hiện hành.

Theo đó, bậc thấp nhất áp dụng cho hộ gia đình dùng dưới 100kWh, không còn bậc dành cho khách hàng dùng dưới 50kWh như hiện nay, và bậc cao nhất là từ 700 kWh trở lên.

Cụ thể, bậc 1 được tính bằng 90% giá bán lẻ điện bình quân (1.920,37 đồng/ kWh từ ngày 4/5); bậc 2 bằng 108%, bậc 3 bằng 136%, bậc 4 bằng 162% và bậc 5 bằng 180%.

Như vậy, giá điện bậc 1 thấp nhất từ 1.728 đồng/kWh và cao nhất khoảng 3.457 đồng/kWh, chưa gồm thuế VAT.

 Theo Bộ Công Thương, việc cải tiến này sẽ làm thay đổi căn bản cơ cấu biểu giá bán lẻ điện so với trước nên sẽ tác động trực tiếp tới khách hàng. Trong đó, mức giá bán lẻ điện bình quân với nhóm sinh hoạt không thay đổi, nhưng sẽ có nhóm khách hàng được giảm tiền điện và ngược lại.

Giá bán lẻ điện cho nhóm khách hàng sử dụng điện sinh hoạt gồm 5 bậc có mức giá tăng dần nhằm khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.

Biểu giá điện bán lẻ điện sinh hoạt sẽ được chia làm 5 bậc.

Biểu giá điện bán lẻ điện sinh hoạt sẽ được chia làm 5 bậc.

Theo dự thảo này, hộ nghèo theo tiêu chí về thu nhập do Thủ tướng Chính phủ quy định được hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt, mức hỗ trợ hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành.

Hộ chính sách xã hội theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định (không thuộc diện hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện theo quy định tại khoản 1 Điều này) và có lượng điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt trong tháng không quá 50 kWh được hỗ trợ tiền điện tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành.

Dự thảo cũng đề xuất phương án giá bán lẻ điện được quy định chi tiết cho từng nhóm khách hàng sử dụng điện, bao gồm: sản xuất, kinh doanh, hành chính sự nghiệp, sinh hoạt, trạm/trụ sạc xe điện và cơ sở lưu trú du lịch quy định tại Điều 48 Luật Du lịch năm 2017.

Giá bán lẻ điện theo các cấp điện áp gồm: cao áp trên 35 kV (bao gồm cấp điện áp từ trên 35 kV đến dưới 220 kV và cấp điện áp từ 220 kV trở lên), trung áp từ 01 kV đến 35 kV, hạ áp dưới 01 kV áp dụng cho các nhóm khách hàng sản xuất, kinh doanh, hành chính sự nghiệp, trạm/trụ sạc xe điện và cơ sở lưu trú du lịch. Giá bán điện theo 4 cấp điện áp cũng sẽ được áp dụng cho nhóm khách hàng sản xuất, thấp nhất 52% và cao nhất 167% giá bán lẻ điện bình quân.

Giá bán lẻ điện theo thời gian sử dụng điện trong ngày cho mục đích sản xuất, kinh doanh, cơ sở lưu trú du lịch, trạm/trụ sạc xe điện tại các cấp điện áp.

Đơn cử, giá bán lẻ điện cho trạm sạc xe điện chia theo cấp điện áp, giờ bình thường - thấp điểm - cao điểm, thấp nhất 68% giá bán lẻ điện bình quân (1.306 đồng một kWh) và cao nhất 205% giá bán lẻ điện bình quân (3.937 đồng một kWh). Các giá này chưa gồm thuế VAT.

Nhóm khách hàng đơn vị hành chính sự nghiệp sẽ bổ sung bệnh viện, nhà trẻ, mẫu giáo, trường phổ thông, chiếu sáng công cộng.

Giá bán lẻ điện sinh hoạt dùng công tơ thẻ trả trước được áp dụng khi điều kiện kỹ thuật cho phép đối với nhóm khách hàng mua điện tạm thời và mua điện ngắn hạn sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt…

Sau khi được phê duyệt, Quyết định này sẽ thay thế Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện.

Tăng giá điện liệu có làm tăng giá các mặt hàng khác?

Ở góc độ người tiêu dùng, nhiều gia đình cũng băn khoăn khi mà đúng thời điểm nắng nóng giá điện tăng 3%, mặc dù theo tính toán của EVN mức tăng là không đáng kể nhưng bà...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lưu Hiệp ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN