Đường tồn kho hơn 680.000 tấn, giá mía giảm mạnh

Sự kiện: Kinh Doanh

Tính đến giữa tháng 4, lượng đường tồn kho trên cả nước là 680.969 tấn, bằng một nửa lượng sản xuất ra.

Ngày 12-5, thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tính đến ngày 15-4, trên cả nước có 10 nhà máy kết thúc vụ sản xuất 2017-2018. Toàn bộ các nhà máy mía ép được 11.759.781 tấn mía, sản xuất được 1.114.225 tấn đường. So với cùng kỳ năm trước, lượng mía ép tăng 1.167.350 tấn, lượng đường tăng 146.389 tấn.

Lượng đường tồn tại kho các nhà máy đến giữa tháng 4 là 680.969 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 37.292 tấn. Lượng đường các nhà máy bán ra từ 15-3 đến 15-4 là 219.424 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 70.817 tấn.

Giá bán buôn đường kính trắng loại 1 (có VAT) tại các nhà máy ở miền Bắc giao động từ 11.000 - 12.000 đồng/kg, miền Trung Tây Nguyên giao động từ 10.500 –11.000 đồng/kg, miền Nam giao động từ 11.200 - 11.800 đồng/kg, so với cùng kỳ năm trước thì giá đường năm giảm mạnh, giảm 5.000 - 5.500 đồng/kg.

Đường tồn kho hơn 680.000 tấn, giá mía giảm mạnh - 1

Giá thu mua mía tại ĐBSCL giảm mạnh. Ảnh: Lê Khánh

Giá thu mua mía tại ruộng khu vực miền Bắc 850.000 - 1.100.000 đồng/tấn, miền Trung Tây Nguyên 800.000 - 900.000 đồng/tấn và miền Nam từ 800.000 - 950.000 đồng/tấn. Với giá này, so với cùng kỳ năm trước thì giá mía khu vực miền Bắc không giảm, khu vực miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam bị giảm mạnh từ 150.000 - 200.000 đồng/tấn.

Sau Tết Nguyên đán, lượng đường tồn kho khá lớn. Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) tồn khoảng 30.000 tấn đường. Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang kêu gọi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trong tỉnh mua "giải cứu" lượng đường tồn kho của Công ty Casuco.

ĐBSCL trước kia có 10 nhà máy đường nhưng đến nay có 3 nhà máy đã đóng cửa, phá sản do thua lỗ, không cạnh tranh được và 1 nhà máy tạm ngưng sản xuất nên trong vụ mía 2017-2018.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ca Linh (Người lao động)
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN