Đường cát thiếu trầm trọng, giá đang tăng mạnh

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Bộ Công Thương đã quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời với đường mía xuất xứ Thái Lan là một tín hiệu rất đáng mừng cho nông dân và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đường Việt Nam.

Theo báo cáo quý I của Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM (FFA), trong bối cảnh tác động bởi dịch COVID-19 nhưng trong hai tháng đầu năm 2021, chỉ số phát triển công nghiệp toàn ngành tăng 6% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó ngành lương thực thực phẩm và đồ uống tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khả quan khi tăng 3,6%. Với tốc độ tăng trưởng ổn định, ngành chế biến thực phẩm đã có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của bốn ngành công nghiệp trọng yếu nói riêng và ngành công nghiệp TP.HCM nói chung.

Về các hoạt động trong quý I,  thường trực FFA phối hợp hỗ trợ và đưa ra các ý kiến tham vấn cho các cơ quan ban ngành để từ đó Chính phủ, thành phố xây dựng, đưa ra các chính sách đúng đắn, kịp thời hỗ trợ DN phát triển.

Đơn cử, qua các ý kiến phản ánh từ DN về việc thời gian qua Thái Lan sử dụng chính sách trợ cấp và có dấu hiệu bán phá giá khiến đường Thái Lan nhập khẩu vào Việt Nam tăng đột biến, chiếm gần 90% lượng đường nhập khẩu của Việt Nam.

Nông dân trồng mía lỗ vốn, buộc phải giảm diện tích trồng mía hoặc bỏ đất hoang; một số doanh nghiệp (DN) lớn mạnh đã đưa ra các biện pháp hỗ trợ nông dân, song giá đường thấp vẫn gây sức ép lớn lên ngành này...

Đường cát thiếu trầm trọng, giá đang tăng mạnh - 1

Trước thực trạng đó, FFA đã có văn bản đề xuất Chính phủ về mức thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp chênh lệch giữa đường tinh luyện và đường thô, nhằm đảm bảo lợi ích hài hòa, ổn định thị trường và tạo môi trường cạnh tranh công bằng.

Theo đó, Bộ Công Thương đã quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời với đường mía xuất xứ Thái Lan ở mức 33,88%. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng cho nông dân và các DN sản xuất, kinh doanh đường Việt Nam.

Cũng theo FFA, tại Việt Nam tổng nhu cầu tiêu thụ đường khoảng hai triệu tấn, dự báo nhu cầu tiêu thụ sẽ tăng lên 2,5 triệu tấn vào năm 2025.

Số liệu thống kê của 16/40 nhà máy sản xuất đường còn hoạt động như nhà máy Trà Vinh tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; nhà máy An Khê... đều kết thúc vụ vào giữa tháng 4-2021. Ước tính tổng sản xuất 600.000 tấn đường và kết vụ sớm vào 30-4-2021.

Trong bối cảnh cầu tăng nhưng nguồn cung vẫn chưa đủ đáp ứng, dự báo lượng đường cung cấp cho tiêu thụ trong nước sẽ thiếu trầm trọng khoảng 1,2 triệu tấn, từ đầu tháng 5-2021. Như vậy, ngành thực phẩm sử dụng nguyên liệu là đường cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Để giải quyết bài toán về lượng đường thiếu hụt, trước đây các DN trong nước thường chọn Thái Lan là quốc gia nhập khẩu chủ yếu vì so sánh năng lực cung cấp giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á chỉ có Thái Lan đủ năng lực đáp ứng.

Tuy nhiên, sản lượng sản xuất đường niên vụ 2020-2021 của Thái Lan dự kiến chỉ đạt 7,3 triệu tấn, giảm 13% so với vụ trước, càng làm khó khăn thêm nguồn cung.

Bên cạnh đó, giá đường thế giới hiện đang ở mức cao, giá đường trắng kỳ hạn tháng 7 sàn London là 460 USD/tấn, cộng chi phí nhập khẩu về đến Việt Nam giá bán sỉ là 17.500 đồng/kg.

Việc thiếu nguồn cung và giá thế giới tăng cao khiến giá đường trong nước tăng theo, gây khó khăn cho DN sản xuất khi chi phí tăng và tạo cơ hội cho đường lậu tràn vào Việt Nam.

Năm 2018 quản lý thị trường TP.HCM kiểm tra điểm kinh doanh đường ở quận 6. Ảnh: TÚ UYÊN

Năm 2018 quản lý thị trường TP.HCM kiểm tra điểm kinh doanh đường ở quận 6. Ảnh: TÚ UYÊN

Để giải quyết lượng đường thiếu Việt Nam rất cần nguồn nhập khẩu. Năm 2021 theo cam kết WTO, Việt Nam có hạn ngạch 115.500 tấn đường nhập khẩu. Thông thường việc đấu thầu hạn ngạch được Bộ Công Thương triển khai vào cuối năm nhưng năm 2020 không có DN nào tham gia đấu giá, dẫn đến tồn kho trong nước giảm sâu.

Bên cạnh đó, khủng hoảng logistic toàn cầu ảnh hưởng lớn thời gian mua hàng và vận chuyển bị kéo dài. Bài toán giải quyết lượng đường thiếu hụt trong nước càng khó khăn.

Trước tình hình trên, FFA đề xuất Chính phủ và các Bộ ngành xem xét cho đấu thầu hạn ngạch sớm trong tháng 5-2021 và xem xét tăng mức hạn ngạch nhập khẩu năm 2021 trước mắt lên 300.000 tấn.

"Đây là việc làm rất cần thiết để đảm bảo nguồn cung trong nước, giảm áp lực lên các DN sử dụng đường, đặc biệt trong tình hình sản xuất đang phục hồi sau COVID-19. Sớm có nguồn đường nhập từ các quốc gia khác, kịp thời giải quyết cân bằng cung cầu, bình ổn thị trường trong giai đoạn hiện tại và sắp tới", FFA nêu.

Đường không rõ nguồn gốc: Mua giá rẻ, nhận hậu quả đắt

Đường vừa là gia vị dùng nấu nướng vừa ăn trực tiếp, nên việc sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc, hóa chất tiềm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo TÚ UYÊN ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN