''Đua'' theo xăng, nhiều mặt hàng tăng giá
Ghi nhận tại nhiều chợ truyền thống, cửa hàng thực phẩm… nhiều mặt hàng rau củ, trái cây đã bắt đầu tăng giá từ 5.000 - 15.000 đồng/kg so với cách đây khoảng một tuần.
Trưa 31/10, tại một số chợ như Bến Thành, Tân Định (quận 1), chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), chợ Khu phố 2 (quận Bình Tân)… một số rau củ quả tươi sống, thịt gà, cá các loại đã tăng giá.
“Xà lách 55.000 đồng/kg (tăng 5.000 đồng), cải cúc, cải bó xôi 45.000 đồng/kg (tăng 5.000 đồng), bông cải 60.000 đồng/kg (tăng gần 10.000 đồng), cà chua 30.000 đồng/kg (tăng 5.000 đồng)… Tương tự, hành lá, ớt cũng tăng giá thêm 5.000 đồng/kg. Ngoài ra, các loại rau xanh như rau cải ngọt, rau dền, mùng tơi cũng nhảy thêm 3.000-4.000 đồng/kg. Dù giá có tăng nhưng nhiều loại rau còn không có hàng để bán. Như bông cải bình thường tôi có thể lấy được nhiều, nhưng nay mối giao chưa tới 30 kg” – bà Tâm (tiểu thương buôn bán rau trên đường An Dương Vương, quận 8) nói.
Nguyên nhân thực phẩm tươi sống nhảy giá có phần do mưa bão, nông dân giảm sản lượng... Ngoài ra còn có phần do giá xăng tăng đẩy giá nhiều mặt hàng lên cao.
Tại các trang bán hàng online - chợ mạng, người kinh doanh cũng tăng giá các loại thực phẩm. Chị Nhung (ngụ quận 6) mới hôm qua chào hàng chả lụa chỉ 150.000 đồng/kg, nay báo giá mới lên 170.000 đồng. Các loại loại muống, bầu bí cũng đã tăng tầm 10.000 đồng so với cách đó vài ngày.
“Do chủ hàng họ tăng giá chứ mình không tăng. Nguyên nhân vì thị trường Trung Quốc mở cửa, tình trạng xuất khẩu đã thông suốt hơn so với giai đoạn giãn cách sau dịch nên rau củ không còn giá rẻ. Chưa kể giá xăng dầu tăng, chi phí vận chuyển tăng đã đẩy giá hàng hóa lên cao” – chị Nhung trần tình.
Ngoài giá thực phẩm bị đẩy lên, đa số những người kinh doanh online cũng đều báo giá cước giao hàng mới, theo đó, mỗi đơn hàng đều tăng thêm 10.000-15.000 đồng.
Trái cây cũng có mặt bằng giá mới theo hướng tăng lên
Theo một số doanh nghiệp sản xuất và cung ứng hàng tiêu dùng cho biết, giá xăng tăng tạo áp lực rất lớn lên giá hàng hoá. Tuy khẳng định sẽ cố giữ giá bởi chi phí vận chuyển, giá nguyên liệu đều đã được doanh nghiệp ký hợp đồng trước; nhưng các đơn vị kinh doanh cũng cho biết sẽ phải điều chỉnh giá do hiện đã là thời điểm gần cuối năm, hợp đồng phải ký lại dựa trên tình hình thực tế. “Nếu giá xăng vẫn tiếp tục đà tăng mạnh, về lâu dài chắc chắn sẽ phải điều chỉnh giá hàng hoá tăng lên theo” – một đơn vị cung ứng thực phẩm nhìn nhận.
Trước việc nhiều mặt hàng ở chợ lẻ tăng giá, một số siêu thị đã chủ động giảm giá thành, tung các chương trình khuyến mãi hỗ trợ người tiêu dùng.
Siêu thị tăng khuyến mãi hỗ trợ khách hàng
Tại hệ thống Mega Market Việt Nam có chương trình giảm giá đến 16% nhiều loại thịt heo, rau củ quả đến từ Đà Lạt như bắp cải trái tim, ớt chuông vàng, cà chua cherry, khoai lang tím… giảm 13%; trái cây như bưởi, dưa hấu, nhãn… giảm đến 17%; hải sản như: cá diêu hồng giảm 20%, cá hồi nhập khẩu cắt khúc giảm 15%, cá ngừ ngâm dầu, đậu nành giảm 17% và gạo giảm đến 27%.
Hệ thống siêu thị BigC Miền Đông đang giảm giá trái cây tươi, thịt cá các loại từ 21%-23%...
Một số siêu thị như Satra, Lotte, Coop Mart… cam kết bình ổn giá bán hàng hóa thiết yếu phục vụ người tiêu dùng.
Chủ tịch Hiệp hội Các Nhà bán lẻ Việt Nam cho rằng giá thịt heo phụ thuộc hoàn toàn vào nhà cung cấp do siêu thị không...
Nguồn: [Link nguồn]