Dù hết xăng dầu để bán nhưng... buộc phải mở cửa
Mức hoa hồng rất thấp, thậm chí 0 đồng nên các cửa hàng xăng dầu gặp rất nhiều khó khăn, càng bán càng lỗ.
Thông tin từ cơ quan chức năng tỉnh An Giang cho hay, trong ngày 6-10 các Đội quản lý thị trường (QLTT) tiếp tục giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh cho thấy vẫn còn tình trạng cửa hàng hết xăng dầu tạm thời.
Cụ thể, QLTT giám sát 559 cơ sở kinh doanh xăng, dầu có 557 cơ sở đang hoạt động. Trong đó có 20 cửa hàng hết xăng dầu tạm thời, tăng thêm bốn cửa hàng so với ngày 4-10.
Nguyên nhân do các đơn vị đầu mối, phân phối nhỏ giọt hoặc giao hàng không kịp thời, trong đó một số có hàng hoạt động trở lại, một số vẫn đang chờ giao hàng.
Ngoài ra, cũng có một, hai cửa hàng vẫn mở cửa nhưng không có xăng dầu để bán vì mức hoa hồng thấp nên không nhập hàng.
Riêng các trường hợp hết xăng, dầu kéo dài thời gian qua phần lớn ở các cửa hàng thuộc Công ty cổ phần dầu khí Đại Đông Dương (TP.HCM).
Lực lượng QLTT tỉnh An Giang giám sát cửa hàng kinh doanh xăng dầu trong lễ 2-9. Ảnh: Cục QLTT tỉnh An Giang
Theo lực lượng QLTT tỉnh An Giang, các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn vẫn còn gặp một số khó khăn.
Đơn cử, địa bàn huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, hầu hết các cửa hàng kinh doanh xăng dầu vẫn mở cửa hoạt động. Tuy nhiên, có tình trạng đứt gãy nguồn cung từ các bên giao đại lý, bên nhượng quyền thương mại và thương nhân phân phối nên cửa hàng không có nguồn để bán.
Tại thành phố Châu Đốc và huyện An Phú, khó khăn chung của các cửa hàng xăng dầu là nguồn cung về chậm nên có lúc thiếu xăng dầu cục bộ. Đặc biệt, mức hoa hồng rất thấp, thậm chí 0 đồng nên các cửa hàng xăng dầu càng bán càng lỗ, gặp rất nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, do là mặt hàng thiết yếu, phục vụ nhu cầu kinh doanh, sản xuất của người dân,…nên việc không mua được xăng dầu, làm ảnh hưởng rất lớn đời sống xã hội.
Hơn nữa, xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải đăng ký thời gian bán hàng, niêm yết thời gian bán hàng và bán đúng thời gian đã niêm yết. Việc ngưng bán xăng dầu phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Sở Công thương.
Tuy nhiên, kinh doanh xăng dầu cũng tuân theo quy luật kinh tế thị trường cũng như phải tính đến hiệu quả hoạt động. Vấn đề này cũng gây khó khăn cho các cửa hàng bán lẻ, nhất là các trường hợp hết hàng thực tế, không đầu cơ, găm hàng, tích trữ nhưng phải buộc mở cửa dù không còn xăng dầu để bán.
Ngoài ra, chế tài về xử lý vi phạm hành chính, các quy định pháp luật khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh xăng dầu không điều chỉnh về các trường hợp “Vẫn mở cửa buôn bán nhưng không còn xăng dầu, đang chờ nhập hàng, hoặc nêu lý do bên cung ứng không chịu cung cấp”. Trong khi bên cung ứng nằm ở tỉnh, thành khác nên cơ quan chức năng khó khăn trong xử lý.
Liên tục từ tháng 7 đến nay, giá xăng đã hạ sát 21.000 đồng/ lít, nhưng giá cả nhiều loại hàng hóa giảm chưa tương ứng, hoặc nhỏ giọt. Khâu trung gian là một nguyên nhân đẩy...
Nguồn: [Link nguồn]