Đổi đời nhờ nuôi con “cứ thả xuống, kéo lên là có hàng tấn”

Sự kiện: Kinh Doanh

Đầu tư 20 triệu cho việc nuôi vẹm xanh từ những ngày đầu khởi nghiệp, đến nay ông Phục thu về mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Đổi đời nhờ nuôi con “cứ thả xuống, kéo lên là có hàng tấn” - 1

Một dàn vẹm xanh của ông Phục

Chúng tôi tìm đến xóm 9 xã Cẩm Lộc (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) vào những ngày đầu tháng mười, khi những cơn gió heo may bắt đầu xoa dịu cái nắng cháy da, cháy thịt ở mảnh đất miền trung này. Chủ nhân của mô hình nuôi vẹm xanh trên sông là ông Lê Văn Phục 53 tuổi.

Đổi đời nhờ nuôi con “cứ thả xuống, kéo lên là có hàng tấn” - 2

Lão ngư 53 tuổi bỏ hẳn nghề đi biển để về nuôi vẹm xanh trên diện tích 3000m2 mặt nước.

Bắt đầu khởi nghiệp từ năm 2016 trên sông Quèn “Trước đó, tôi đã từng nuôi vẹm, nhưng không hiệu quả nên bỏ. Sau khi có một số kinh nghiệm được học từ một mô hình ở Đà Nẵng, tôi trở về mua 2 tạ vẹm xanh về thả nuôi lại trên diện tích 3.000 m2 dọc sông Quèn” - ông Phục cho biết.Theo ông Phục, loài vẹm xanh ông đang nuôi cũng không phải chăm sóc gì nhiều, “cứ thả xuống rồi kéo lên là có hàng tấn rồi” - ông Phục hồn nhiên nói.

Đổi đời nhờ nuôi con “cứ thả xuống, kéo lên là có hàng tấn” - 3

Mỗi năm, ông Phục thu hàng chục tấn vẹm.

Để làm mô hình nuôi vẹm, ông Phục bỏ ra kinh phí ban đầu là 20 triệu đồng bao gồm tiền cọc tre, làm bè, mua dây thừng và đầu tư mua giống.“Nói thì khó nhưng thực ra cũng đơn giản, sau khi làm một bè nổi, dùng những thanh tre và dây thừng dăng thành nhiều lớp, trói vẹm vào các dây thừng và thả xuống sông. Đơn giản thế thôi” - ông Phục cho biết về quy trình nuôi vẹm của mình.

Đổi đời nhờ nuôi con “cứ thả xuống, kéo lên là có hàng tấn” - 4

Vẹm bám lên những cọc tre, dây thừng để sinh sống.

Vẹm sau khi được thả, cứ thế trưởng thành và sinh sôi.Vẹm thuộc họ trai, chúng sinh trưởng và sinh sản cũng rất nhanh, môi trường phát triển tốt nhất ở những vùng nước ngọt. Để quản lý vật nuôi của mình, ông Phục nghĩ ra cách buộc những con giống của mình vào dây thừng, cọc tre rồi cứ thể thả xuống sông. “Việc buộc chúng vào dây thừng, làm giàn cho chúng là để chúng không bị rơi xuống tầng nước quá sâu, dưới lớp bùn vẹm cũng sẽ sinh trưởng không tốt. Một mặt là khi thu hoạch cũng nhàn thân và tránh tình trạng khi nước lũ về, chỉ cần nâng dàn cao lên” ông Phục cho biết.

Từ những chi phí ban đầu, đến thời điểm hiện tại, ông Phục thu về hàng chục tấn vẹm mỗi năm. Vẹm thành phẩm được bán ra với giá 20 -30 ngàn đồng/ 1kg tùy theo loại. Sau đó được các thương lái bán về các nhà hàng, các chợ hải sản đầu mối và tỏa đi các tỉnh, thành. “Với mô hình này, tôi bỏ hẳn việc đi biển để cô, chú ạ. Mỗi năm cũng cho thu về trên dưới 200 triệu” - ông Phục hồ hởi cho biết.

Cùng một loài, nuôi con đỏ ”chết sạch”, con xanh cho lãi ròng 30 triệu/tháng

Sau khi trừ tất cả chi phí, mỗi năm bà Lành thu về hàng trăm triệu đồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Giang Vương ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN