Độc lạ: Loại cá làm từ máy in được bán ra thị trường
Quên lưỡi câu, dây câu và mồi câu của bạn đi. Một công ty công nghệ thực phẩm của Israel cho biết họ đã in ra miếng cá phi lê 3D chế biến sẵn đầu tiên, sử dụng tế bào động vật được nuôi cấy và phát triển trong phòng thí nghiệm.
Thịt bò và thịt gà nuôi trong phòng thí nghiệm đã thu hút sự chú ý của công chúng như một phương pháp để tránh ảnh hưởng đến môi trường của hoạt động chăn nuôi và giải quyết những lo ngại đối với động vật, nhưng rất ít công ty lấn sân sang lĩnh vực hải sản.
Steakholder Foods của Israel hiện đã hợp tác với Umami Meats có trụ sở tại Singapore để chế biến phi lê cá mà không cần phải theo dõi quần thể cá đang suy giảm.
Umami Meats chiết xuất tế bào - hiện tại là từ cá mú - và phát triển chúng thành cơ và mỡ. Steakholder Foods sau đó thêm chúng vào một loại "mực sinh học" phù hợp với máy in 3D đặc biệt. Kết quả: một miếng phi lê giống các đặc tính của cá đánh bắt ở biển được ra đời.
Umami hy vọng sẽ đưa những sản phẩm đầu tiên của mình ra thị trường vào năm tới, bắt đầu ở Singapore và sau đó ở các quốc gia như Hoa Kỳ và Nhật Bản. Chỉ riêng việc nuôi cấy tế bào vẫn còn quá đắt so với chi phí của hải sản truyền thống, vì vậy hiện tại tế bào cá được pha loãng với các thành phần thực vật trong mực sinh học.
Một đĩa thủy tinh trượt qua lại trong máy in 3D, tạo thành khối philê trắng dài bằng ngón tay với mỗi lần trượt. Nó có độ mềm của cá truyền thống và khi chiên và nêm gia vị thì khó có thể nhận ra sự khác biệt.
Ông cho biết họ đã tìm ra một quy trình đối với cá mú, cá chình và hy vọng sẽ bổ sung thêm ba loài có nguy cơ tuyệt chủng khác trong những tháng tới.
Pershad nói thêm: "Chúng tôi muốn người tiêu dùng lựa chọn dựa trên mùi vị của nó và những gì nó có thể làm cho thế giới và môi trường của hành tinh".
Nguồn: [Link nguồn]
Từng là câu chuyện khoa học viễn tưởng, thịt nuôi trong phòng thí nghiệm có thể trở thành hiện thực tại một số nhà hàng ở Hoa Kỳ vào đầu năm nay.