Độc đáo cỗ máy thời gian của trời Âu ở Hà Nội
Có niên đại từ thế kỷ XIX và được sản xuất tại Anh, chiếc đồng hồ phần lớn chỉ sản xuất cho các nhà thờ ở Hoàng gia thời bấy giờ và nó được giới đam mê đồng hồ cổ gọi bằng một cái tên khá ấn tượng: Cỗ máy thời gian…
Clip về Cỗ máy thời gian
Trong bộ sưu tập những chiếc đồng hồ cổ, ông Đào Xuân Tình (Long Biên - Hà Nội) hiện đang sở hữu chiếc đồng hồ mà theo ông, ở Hà Nội chỉ có 2 chiếc, một chiếc của một người ở Đội Cấn, chiếc còn lại của ông.
Theo ông Tình, chiếc đồng hồ được sản xuất từ đầu thế kỷ XIX, và có xuất xứ từ Anh, mọi người biết đến nó với tên gọi Cỗ máy thời gian. “Đây là loại đồng hồ chỉ sản xuất riêng cho các nhà thờ, nhà dòng. Cỗ máy hoạt động theo nguyên tắc dùng thế năng để làm chuyển động các bánh xe”, ông cho hay.
Cỗ máy thời gian thế kỷ XIX giữa lòng Thủ đô.
Ba quả tạ, mỗi quả nặng chừng từ 10 - 30kg để tạo lực thế năng, sau khi khởi động, các quả tạ này sẽ làm chuyển động các bánh răng chạy nhạc điểm phút, nhạc điểm giờ và chạy giờ. Do đó, cứ 15 phút đồng hồ lại điểm một lần chuông, khi đến các giờ chẵn thì có thêm tiếng chuông điểm giờ, số tiếng chuông bằng đúng số giờ mà kim phút chỉ trên mặt đồng hồ.
“Ngày trước, khi đồng hồ chưa tràn lan như hiện nay thì người dân sẽ nghe tiếng điểm chuông để nhận biết được thời khắc ấy là mấy giờ, đặc biệt là đêm tối. Tiếng chuông đồng hồ có thể ngân xa tới 5-10km2 khi thời tiết đẹp” - ông Tình giải thích.
Đồng hồ có hai mặt, mặt đồng hồ nhỏ được gắn liền với cỗ máy, mặt lớn được kéo lên tháp cao, lộ ra ngoài để người nhìn có thể xem được giờ. Phía trong cỗ máy gắn đồng hồ nhỏ có trục kim đồng thời với đồng hồ lớn bên ngoài nên khi cần chỉnh giờ, chỉ cần chỉnh chiếc đồng hồ nhỏ bên trong là chiếc đồng hồ lộ thiên ngoài tháp cũng được chỉnh theo.
Ông Tình, lên giây cót cho chiếc đồng hồ.
Quả tạ được gắn kết với một ròng rọc rồi thả xuống phía dưới bụng máy, khi quả ròng rọc được kéo cuộn hết lên là lúc đồng hồ bắt đầu chạy. “Chỉ đến khi quả tạ gần chạm đất thì cũng là lúc phải lên lại dây cót cho chiếc đồng hồ. Mỗi lần lên dây cót, chúng chạy được 7 ngày hoặc có thể hơn” - ông Tình cho hay.
Theo ông Tình, vì đam mê đồng hồ cổ nên ông tốn khá nhiều tiền của và công sức để có chiếc đồng hồ này. “Nó có tên gọi là cỗ máy thời gian hoặc cỗ máy lộ thiên. Điều đặc biệt tôi sưu tầm nó bởi chiếc đồng hồ được sản xuất thủ công và còn mang lại ý nghĩa gìn giữ những phát minh một thời”.
Khi được hỏi về giá trị của cỗ máy thời gian, ông Tình cho biết, nếu chỉ đơn giản chỉ là một chiếc đồng hồ thì nó không có giá trị, bởi thời buổi công nghệ hiện nay, chỉ trong một phút thế giới có thể sản xuất ra hàng trăm chiếc đồng hồ. Tuy nhiên, ý nghĩa về tinh thần thì không so sánh được.
Được biết, hiện tại ở Việt Nam còn 2 nơi đang sử dụng cỗ máy thời gian như này đó là Nhà thờ Đức Bà (Sài Gòn) và Nhà thờ Bùi Chu (Nam Định).
Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên ghi nhận về cỗ máy thời gian của trời Âu giữa Hà Nội.
Bên trong cỗ máy là những vòng bánh răng.
Chiếc cánh quạt hãm tốc độ cho đồng hồ.
Giây tời hay còn gọi là ròng rọc.
Quả tạ tạo ra lực hút của trái đất để khéo dây tời vận hành cỗ máy thời gian.
Mặt đồng hồ nhỏ gắn với cỗ máy.
Chiếc chuông báo mỗi khi điểm giờ.
Những chiếc đồng hồ cổ được một ông chủ hiện đang sinh sống tại Long Biên - Hà Nội sưu tầm từ nhiều nước trên...