Độc chiêu săn cáy bằng cốc nhựa và ruốc hôi

Tận dụng những ống nhựa kết hợp chút mồi thính, người dân ở vùng hạ lưu sông Lam (Nghệ An) có thu nhập tốt từ nghề bắt con cáy.

Sáng sớm, ông Võ Văn Quế (SN 1968, trú xóm Phú Xuân, xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) đã chuẩn bị hàng trăm ống nhựa để ra đồng săn cáy. Ông Quế cho biết, ưu điểm của cốc nhựa là gọn nhẹ, có thể xếp thành từng chồng bỏ vào bì, đỡ cồng kềnh và thao tác thuận lợi khi đi săn.

Sáng sớm, ông Võ Văn Quế (SN 1968, trú xóm Phú Xuân, xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) đã chuẩn bị hàng trăm ống nhựa để ra đồng săn cáy. Ông Quế cho biết, ưu điểm của cốc nhựa là gọn nhẹ, có thể xếp thành từng chồng bỏ vào bì, đỡ cồng kềnh và thao tác thuận lợi khi đi săn.

Để bắt được con cáy, ngoài sự chịu khó, kinh nghiệm nhìn con nước thì còn phải có mồi thính. Mỗi gia đình làm nghề sẽ có bí quyết riêng nhưng đều có chung hỗn hợp cám gạo, ruốc hôi. Cám gạo được rang dậy mùi thơm, trộn với ruốc hôi, dùng 1 cây chổi nhỏ khuấy vào hỗn hợp, dễ dàng thu hút cáy bò ra khỏi hang.

Để bắt được con cáy, ngoài sự chịu khó, kinh nghiệm nhìn con nước thì còn phải có mồi thính. Mỗi gia đình làm nghề sẽ có bí quyết riêng nhưng đều có chung hỗn hợp cám gạo, ruốc hôi. Cám gạo được rang dậy mùi thơm, trộn với ruốc hôi, dùng 1 cây chổi nhỏ khuấy vào hỗn hợp, dễ dàng thu hút cáy bò ra khỏi hang.

Sau khi chuẩn bị ống, mồi, người dân sẽ đi đặt bẫy. Bẫy thường sẽ được đặt vào sáng sớm, cũng có thể đặt vào buổi chiều khi thủy triều rút, lộ hang và cáy sẽ bò ra ngoài kiếm ăn.

Sau khi chuẩn bị ống, mồi, người dân sẽ đi đặt bẫy. Bẫy thường sẽ được đặt vào sáng sớm, cũng có thể đặt vào buổi chiều khi thủy triều rút, lộ hang và cáy sẽ bò ra ngoài kiếm ăn.

Ông Quế dùng tay lấy một ít mồi, xoa đều vào thành cốc từ miệng vào khoảng 5cm. Cách này không tốn mồi nhưng dễ dàng dụ những con cáy trốn kỹ trong hang ra. Khi bò theo mùi thức ăn, cáy sẽ rơi hẳn vào trong cốc.

Ông Quế dùng tay lấy một ít mồi, xoa đều vào thành cốc từ miệng vào khoảng 5cm. Cách này không tốn mồi nhưng dễ dàng dụ những con cáy trốn kỹ trong hang ra. Khi bò theo mùi thức ăn, cáy sẽ rơi hẳn vào trong cốc.

Kỹ thuật đặt ống mồi bằng cốc nhựa khá đơn giản. Người dân sẽ dùng chân hoặc cuốc tạo thành một cái ‘gờ’ chắc chắn và đặt ống đã có sẵn mồi vào, để miệng cốc dốc lên trên một góc 45 độ, đảm bảo cáy bò vào được, nhưng không ra được. Mỗi ống mồi đặt cách nhau tầm 1m, đặt liên tục thành những dãy dài.

Kỹ thuật đặt ống mồi bằng cốc nhựa khá đơn giản. Người dân sẽ dùng chân hoặc cuốc tạo thành một cái ‘gờ’ chắc chắn và đặt ống đã có sẵn mồi vào, để miệng cốc dốc lên trên một góc 45 độ, đảm bảo cáy bò vào được, nhưng không ra được. Mỗi ống mồi đặt cách nhau tầm 1m, đặt liên tục thành những dãy dài.

‘Bẫy’ được đặt dọc bờ mương, cách nhau vài bước chân. Thường sau khi đặt bẫy, người dân sẽ về nhà làm công việc khác, khoảng 2-3 tiếng sau sẽ ra thu hoạch.

‘Bẫy’ được đặt dọc bờ mương, cách nhau vài bước chân. Thường sau khi đặt bẫy, người dân sẽ về nhà làm công việc khác, khoảng 2-3 tiếng sau sẽ ra thu hoạch.

So với cách săn thủ công như chụp hay câu, vợt, săn cáy bằng cốc nhựa hiệu quả và năng suất cao hơn.

So với cách săn thủ công như chụp hay câu, vợt, săn cáy bằng cốc nhựa hiệu quả và năng suất cao hơn.

Xã Châu Nhân hiện có khoảng 6 hộ dân chuyên làm nghề săn cáy. Theo những người làm nghề săn cáy nơi đây, việc lựa chọn chân ruộng để đặt ống mồi rất quan trọng. Phải xem xét ruộng có nhiều cáy không, đã ai đặt ống mồi chưa?. Nếu chân ruộng vừa có người khác đặt ống mồi, hôm sau đi đặt lại xác suất được cáy sẽ thấp.

Xã Châu Nhân hiện có khoảng 6 hộ dân chuyên làm nghề săn cáy. Theo những người làm nghề săn cáy nơi đây, việc lựa chọn chân ruộng để đặt ống mồi rất quan trọng. Phải xem xét ruộng có nhiều cáy không, đã ai đặt ống mồi chưa?. Nếu chân ruộng vừa có người khác đặt ống mồi, hôm sau đi đặt lại xác suất được cáy sẽ thấp.

Bà Trần Thị Hồng (50 tuổi, trú xóm Phú Xuân, xã Châu Nhân), một người có thâm niên nhiều năm đi bắt cáy cho biết, ngày trước bà thường đi bắt cáy vào ban đêm, chỉ dùng tay để chụp nên mất công và năng suất không cao. Khoảng 3,4 năm trở lại đây, sau khi thấy một nhóm người ở Thanh Hóa vào dùng ống nhựa làm bẫy để đặt cáy nên đã học theo.

Bà Trần Thị Hồng (50 tuổi, trú xóm Phú Xuân, xã Châu Nhân), một người có thâm niên nhiều năm đi bắt cáy cho biết, ngày trước bà thường đi bắt cáy vào ban đêm, chỉ dùng tay để chụp nên mất công và năng suất không cao. Khoảng 3,4 năm trở lại đây, sau khi thấy một nhóm người ở Thanh Hóa vào dùng ống nhựa làm bẫy để đặt cáy nên đã học theo.

“Những chai nhựa phế liệu sau khi rửa sạch, được cắt bớt phần phía trên, chỉ chừa lại phần ống thân, dài khoảng 15cm. Mỗi ngày, chỉ cần tranh thủ vài tiếng đồng hồ đi đặt ống nhựa có thể bắt được trên dưới 10kg cáy. Với giá bán 50.000 đồng/kg, cũng kiếm được khoảng 500.000 đồng/ngày”, bà Hồng chia sẻ.

“Những chai nhựa phế liệu sau khi rửa sạch, được cắt bớt phần phía trên, chỉ chừa lại phần ống thân, dài khoảng 15cm. Mỗi ngày, chỉ cần tranh thủ vài tiếng đồng hồ đi đặt ống nhựa có thể bắt được trên dưới 10kg cáy. Với giá bán 50.000 đồng/kg, cũng kiếm được khoảng 500.000 đồng/ngày”, bà Hồng chia sẻ.

Hiện tại cáy được bán với giá 50.000 đồng/kg. Mỗi buổi đi săn, người dân có thể thu hoạch từ 5-10kg cáy, bỏ túi từ 250.000-500.000 đồng, hôm may mắn thì được tiền triệu.

Hiện tại cáy được bán với giá 50.000 đồng/kg. Mỗi buổi đi săn, người dân có thể thu hoạch từ 5-10kg cáy, bỏ túi từ 250.000-500.000 đồng, hôm may mắn thì được tiền triệu.

Nguồn: [Link nguồn]

Loại quả quê 90% người thành phố không biết tên, là đặc sản giá 200.000 đồng/kg

Nếu nhìn lần đầu nhiều người sẽ nhầm lẫn đây là quả nhót xanh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Hiền ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN