Độc chiêu dùng mắm tôm săn cua đá lúc nửa đêm kiếm tiền triệu

Trên các khe suối ở vùng cao Nghệ An mùa nước cạn có rất nhiều cua đá sinh sống. Để bắt được cua đá, người săn cua dùng mắm tôm để nhử chúng ra khỏi hang và các phiến đá lớn.

Bắt đầu từ khoảng tháng 5 - 6, người dân các huyện miền núi Nghệ An thường vào rừng săn cua đá. Quá trình bắt cua kỳ công nhưng đổi lại giá thành cao, là công việc kiếm thêm thu nhập hiệu quả.

Bắt đầu từ khoảng tháng 5 - 6, người dân các huyện miền núi Nghệ An thường vào rừng săn cua đá. Quá trình bắt cua kỳ công nhưng đổi lại giá thành cao, là công việc kiếm thêm thu nhập hiệu quả.

Cua đá sinh sống trên các khe suối và thường xuất hiện kiếm ăn vào ban đêm. Thời điểm từ 20 - 22 giờ là lúc người dân vùng cao chọn để bắt cua.

Cua đá sinh sống trên các khe suối và thường xuất hiện kiếm ăn vào ban đêm. Thời điểm từ 20 - 22 giờ là lúc người dân vùng cao chọn để bắt cua.

Cua đá có đặc điểm giống cua đồng nhưng thân hình lớn hơn, đặc biệt hai chiếc càng thể hiện sự khác biệt. Vì trú ngụ trong khe suối nên cua có màu sắc đa dạng và thường thay đổi theo màu nước.

Cua đá có đặc điểm giống cua đồng nhưng thân hình lớn hơn, đặc biệt hai chiếc càng thể hiện sự khác biệt. Vì trú ngụ trong khe suối nên cua có màu sắc đa dạng và thường thay đổi theo màu nước.

Với kinh nghiệm của người dân vùng cao, mắm tôm là mồi nhử hiệu quả nhất đối với loài cua đá. Ở những hang sâu, khi xác định có cua ẩn nấp, người săn dùng que nhỏ chấm mắm tôm hoặc rắc trực tiếp vào trước cửa hang, khoảng 20-30 phút, cua sẽ bắt mùi, tự bò ra.

Với kinh nghiệm của người dân vùng cao, mắm tôm là mồi nhử hiệu quả nhất đối với loài cua đá. Ở những hang sâu, khi xác định có cua ẩn nấp, người săn dùng que nhỏ chấm mắm tôm hoặc rắc trực tiếp vào trước cửa hang, khoảng 20-30 phút, cua sẽ bắt mùi, tự bò ra.

Một con cua đá lớn ra khỏi hang tìm thức ăn.

Một con cua đá lớn ra khỏi hang tìm thức ăn.

Anh Hà Thủy (33 tuổi, trú ở xóm Khe Thần, xã Nghĩa Lộc, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An) cho biết, mỗi đêm anh săn được khoảng 2 - 3kg cua đá, hôm may mắn có thể được 5 - 6kg. Với giá bán dao động từ 120.000 - 150.000 đồng, anh "bỏ túi" tiền triệu. So với công việc khác thì nghề đi bắt cua đá, theo anh, cũng không hề đơn giản vì hay gặp rủi ro.

Anh Hà Thủy (33 tuổi, trú ở xóm Khe Thần, xã Nghĩa Lộc, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An) cho biết, mỗi đêm anh săn được khoảng 2 - 3kg cua đá, hôm may mắn có thể được 5 - 6kg. Với giá bán dao động từ 120.000 - 150.000 đồng, anh "bỏ túi" tiền triệu. So với công việc khác thì nghề đi bắt cua đá, theo anh, cũng không hề đơn giản vì hay gặp rủi ro.

“Cua đá giờ cũng rất khôn, chỉ cần thấy ánh đèn lướt qua là tìm chỗ ẩn nấp. Vì vậy, người bắt cần nhanh mắt, nhanh tay, khi phát hiện cua phải chộp ngay. Mặc dù công việc bắt cua đá phải đi đêm, dễ ngã hay bị rắn cắn... nhưng chỉ cần tranh thủ, chịu khó cũng có thêm thu nhập”, anh Thủy chia sẻ.

“Cua đá giờ cũng rất khôn, chỉ cần thấy ánh đèn lướt qua là tìm chỗ ẩn nấp. Vì vậy, người bắt cần nhanh mắt, nhanh tay, khi phát hiện cua phải chộp ngay. Mặc dù công việc bắt cua đá phải đi đêm, dễ ngã hay bị rắn cắn... nhưng chỉ cần tranh thủ, chịu khó cũng có thêm thu nhập”, anh Thủy chia sẻ.

Loại cua này thường sống trong các hốc đá ở khe, suối.

Loại cua này thường sống trong các hốc đá ở khe, suối.

Anh Trần Văn Quân, chủ một cơ sở hải sản ở TP Vinh chia sẻ: “Mỗi ngày cơ sở chúng tôi thu mua được khoảng 20kg, có hôm không đủ giao cho khách. Cua đá chỉ nặng trung bình từ 150 – 300 gram, giá bán dao động từ 90.000 – 150.000 tùy loại lớn, nhỏ”.

Anh Trần Văn Quân, chủ một cơ sở hải sản ở TP Vinh chia sẻ: “Mỗi ngày cơ sở chúng tôi thu mua được khoảng 20kg, có hôm không đủ giao cho khách. Cua đá chỉ nặng trung bình từ 150 – 300 gram, giá bán dao động từ 90.000 – 150.000 tùy loại lớn, nhỏ”.

Thịt cua đá thơm ngon, chắc và gạch của chúng béo ngậy, có thể dùng rang muối, hấp sả, bia hoặc nướng.

Thịt cua đá thơm ngon, chắc và gạch của chúng béo ngậy, có thể dùng rang muối, hấp sả, bia hoặc nướng.

Loại cây mọc hoang ở Việt Nam ít ai ngó ngàng, có người trồng thu tiền tỷ mỗi năm

Cây này vốn chỉ mọc hoang trong rừng núi, bờ rậm ở Quảng Ngãi, nay thành thứ gia vị đặc sản vô cùng đắt đỏ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Hiền ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN