Doanh nghiệp kêu trời vì "tắc cửa" ớt tươi xuất khẩu sang Trung Quốc

Cơ quan Hải quan Trung Quốc không nhận chứng thư kiểm dịch ớt của Việt Nam, khiến doanh nghiệp thiệt hại nặng nề khi phải quay đầu về.

Doanh nghiệp kêu trời vì ớt không thể xuất khẩu.

Doanh nghiệp kêu trời vì ớt không thể xuất khẩu.

Hàng ớt bị trả về, Bộ Công thương phủ nhận?!

Bộ Công thương vừa lên tiếng cho rằng: "Văn bản của Hải quan Thâm Quyến thông báo về việc cấm nhập khẩu ớt của Việt Nam từ 1/4/2021 theo chỉ đạo của Tổng cục Hải quan Trung Quốc" là sai sự thật.

Cũng theo Bộ này, hoạt động xuất khẩu ớt đi thị trường Trung Quốc từ tháng 5/2020 đang gặp vướng mắc về kiểm nghiệm, kiểm dịch và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang chủ trì làm việc với phía Trung Quốc để thống nhất phương án tháo gỡ các vướng mắc nêu trên.

Ngay lập tức, nhiều doanh nghiệp (DN) bày tỏ bức xúc về vấn đề này khi khẳng định: Văn bản này có thể là giả nhưng hàng ớt đang bị trả về là thật và đến này, họ không nhận được bất kỳ cảnh báo nào từ cơ quan liên quan. Thậm chí, chính cơ quan cấp kiểm dịch còn không nắm được vấn đề này!

Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Đỗ Ngọc Chất, Giám đốc Công ty TNHH Việt Á Agrifood cho biết, Công ty đã phải làm công văn xin rút tổng cộng 45 container ớt tươi ra khỏi cảng Cát Lái sau khi đã hạ cảng từ cuối tháng 3 để về nhập kho, bởi phía Hải quan Trung Quốc đã yêu cầu tạm dừng cấp chứng thư kiểm dịch cho sản phẩm ớt của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc từ ngày 1/4/2021.

Do đó, những lô hàng đã nằm chờ ở cảng của ông Chất cũng phải quay đầu khi bị Hải quan Trung Quốc từ chối công nhận các chứng thư kiểm dịch mà cơ quan kiểm dịch của Việt Nam cấp cho các lô hàng xuất khẩu.

"Tức là, họ không cấm nhập khẩu, nhưng lại tạm dừng cấp chứng thư. Như vậy thì khác gì họ cấm đâu khi hàng không thể nhập vào nước họ mà bắt buộc phải trả về”, ông Chất nói.

Ông Chất ước tính, mỗi container thiệt hại khoảng 40-45 triệu đồng/40 feet công lạnh. Trong đó, gồm phí vận chuyển đến cảng và ra khỏi cảng, chi phí cược container, chi phí cảng và chạy điện....chưa kể hàng về lưu kho bảo quản. Thậm chí, nếu không bán được lô hàng thì thiệt hại không tính nổi.

Chưa kể, còn hàng chục container đã chuyển lên tàu và lênh đênh trên biển chưa biết "số phận"....

Cơ quan chức năng tắc trách?

Cho rằng sự vào cuộc chậm trễ của cơ quan chức năng gây nên hệ lụy này, ông Chất nói: “Theo tôi nhận thấy, quả ớt tươi của Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc đã có vấn đề từ năm 2018. Ngay cả các nước như Malaysia, Thái Lan cũng đã đều bị cấm. Nhưng cho đến bây giờ, cơ quan mình mới nói tìm giải pháp thì không biết khó khăn ở đâu và tìm được những gì rồi".

Ông Chất băn khoăn: Tại sao phía Trung Quốc không công nhận chứng thư nhưng phía cơ quan cấp chứng thư không hề nắm được bất kỳ một thông tin nào, khi mới hôm qua họ vẫn hỏi "có hàng đến kiểm dịch hay không?".

"Rõ ràng, họ không hề biết chứng thư kiểm dịch của họ không được Trung Quốc công nhận", ông Chất nhấn mạnh.

Cũng theo ông Chất, từ sau Tết đến nay, ông đã xuất được 100 container ớt tươi và đây là chuyến đầu tiên phải quay đầu. Điều này cho thấy, việc xuất khẩu ớt đang có vấn đề thực sự chứ không phải là lời đồn.

Qua đây, ông Chất đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải vào cuộc làm việc với Trung Quốc một cách rõ ràng, xem vấn đề cụ thể như thế nào, hướng giải quyết ra sao và phải thông báo rõ cho doanh nghiệp biết còn chủ động hoạt động thương mại của mình. "Chứ nói cấm là cấm ngay thì DN trở tay không kịp", ông Chất nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Thực hư Trung Quốc cấm nhập ớt từ Việt Nam

Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết văn bản thông báo về việc cấm nhập khẩu ớt của Việt Nam từ ngày 1-4-2021 là giả...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hạnh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN