Doanh nghiệp chở nông sản ùn ùn lên biên giới: Vì sao cố xuất sang Trung Quốc?

Dù phải ăn chực, nằm chờ, thậm chí bán lỗ vốn sang bên kia biên giới Trung Quốc, song các chủ buôn hoa quả vẫn muốn làm ăn với Trung Quốc. Nhiều người cho biết, họ làm vậy chỉ để giữ mối làm ăn lâu dài, căn cơ.

Doanh nghiệp vẫn muốn giữ mối làm ăn với nước bạn là một trong những lý do họ đưa hàng sang Trung Quốc Ảnh: Duy Chiến

Doanh nghiệp vẫn muốn giữ mối làm ăn với nước bạn là một trong những lý do họ đưa hàng sang Trung Quốc Ảnh: Duy Chiến

Gần đây, cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) đã thông quan hàng nông sản, hoa quả sang Bằng Tường với số lượng trên 100 xe, chở khoảng 2.000 tấn hàng mỗi ngày. Tuy vậy, số lượng xe công - ten - nơ tồn ứ thêm mỗi ngày tại cửa khẩu này càng nhiều. Hiện đã có gần 500 xe “ăn chực, nằm chờ” tại bãi kiểm hóa.

Lạng Sơn ngày trước có 3 cửa khẩu chính để xuất khẩu hoa quả, nông sản gồm: Hữu Nghị, Tân Thanh, Cốc Nam (huyện Văn Lãng) thì nay chỉ có Hữu Nghị là được thông thương xuất nhập khẩu, vậy nên lưu lượng hàng đổ dồn vào đây.

“Hàng đi được một nhưng lượng xe đến Hữu Nghị lại gấp đôi nên ùn ứ là điều không tránh khỏi. Có chủ xe đã đến đây chờ 2 đến 3 ngày vẫn chưa đi được. Chúng tôi đã thông báo hiện tượng này, nhưng họ vẫn ùn ùn chở hàng đến”, đại úy Hà Trọng Dược, Trạm trưởng Biên phòng Hữu Nghị nói. 

Hôm nay, lô hàng gồm 5 xe thanh long, dưa hấu đã được xuất qua biên giới Việt - Trung, bà Kim Dung, Giám đốc Công ty TNHH Thịnh Vượng (Lạng Sơn) cho biết, cách đây chừng hai tuần, hàng bán sang Bằng Tường rẻ như cho. Thế nhưng, ngày nào bà cũng “đánh” hàng sang Trung Quốc. Lý giải về việc này, bà Dung cho biết, thị trường bên đó rộng lớn, mỗi doanh nghiệp của ta xuất ít nhất 5 đến 7 xe công - ten - nơ mỗi chuyến. Khi gặp khó vẫn phải tìm cách xuất sang để giữ mối làm ăn. 

“Cũng có lúc tôi cho xe quay đầu vận chuyển về Lạng Sơn, Hà Nội nhờ nhân dân ta giải cứu giúp. Thế nhưng bán rất chật vật. Thêm nữa, có phải người mua “giải cứu” được mãi đâu?”, bà Dung phân trần.

Cùng quan điểm, bà Nguyễn Thị Vĩnh, một doanh nghiệp chuyên buôn bán hoa quả sang Pò Chài (Trung Quốc) cho biết, mấy hôm nay dưa hấu cũng đã bán được với giá khoảng 8 ngàn VND/kg, thanh long lên mức 21 ngàn VND/kg (cao gần gấp đôi giá giải cứu ở Việt Nam).

“Gần đây, lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn nỗ lực đàm phán với chính quyền phía bạn nên các lái xe chở nông sản đã mặc đồ bảo hộ khi vận chuyển hàng sang phía Trung Quốc, tránh tình trạng phải cách ly 14 ngày. Thêm nữa, xe của Trung Quốc sang bãi kiểm hóa ở cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị ngày càng nhiều, mỗi ngày trên 50 xe nên việc sang tải, bán hàng rất thuận tiện. Vậy nên, phải cố thông quan, chúng tôi vẫn phải làm thôi”, bà Vĩnh nói. 

Ông Phùng Quang Hội, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn cho biết, UBND tỉnh vừa có chỉ đạo về việc tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hoá qua biên giới. Theo đó, địa phương thường xuyên cập nhật tình hình để phối hợp thông tin, khuyến cáo đến Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trong cả nước về thực trạng xuất nhập khẩu hàng hoá qua tỉnh Lạng Sơn, tình hình dịch bệnh, việc điều tiết, tiêu thụ của phía Trung Quốc để doanh nghiệp chủ động vận chuyển hàng hóa lên biên giới Lạng Sơn, tránh xảy ra ùn ứ, thua thiệt.

Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Ái Điểm (huyện Ninh Minh, Quảng Tây, Trung Quốc) vừa có văn bản gửi Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn thông báo về việc phía Trung Quốc tiếp tục lùi thêm thời gian thông quan mậu dịch cặp chợ cửa khẩu Ái Điểm- Chi Ma (Lạng Sơn). Thời gian mở cửa cụ thể sẽ được thông  báo sau.

Vì sao thanh long từ 5.000 đồng lên 40.000 đồng/kg chỉ trong vài ngày?

Chiều 18-2, trao đổi với PV, ông Nguyễn Quốc Trịnh - Chủ tịch Hiệp hội Thanh long tỉnh Long An, cho hay Hiệp hội đã khuyến...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Duy Chiến ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN