Điện, xăng, gas tăng giá, người tiêu dùng lo lắng hình thành mặt bằng giá mới
Trước tình hình giá điện và xăng tăng, kéo theo một số mặt hàng bắt đầu “nhích” nhẹ, nhiều người tiêu dùng lo ngại xuất hiện một mặt bằng giá mới.
Đầu tháng 4/2019, ngành điện thông báo tăng giá điện 8,36%, xăng cũng tăng thêm 1.484 đồng/lít. Vì giá của hai mặt hàng quan trọng nhất của nền kinh tế tăng đã tác động ít nhiều đến giá cả của toàn bộ các mặt hàng thiết yếu, phục vụ đời sống dân sinh.
Trước tình trên, PV Báo Gia đình & Xã hội đã có cuộc khảo sát ở một số mặt hàng, dịch vụ “không thể thiếu” của người dân.
Chia sẻ với PV, đại diện cửa hàng gas Khánh Hương (Nguyễn Trãi, Hà Nội) cho biết: “Từ khi điện và xăng chính thức tăng giá, giá gas cũng rục rịch nhích theo. Cụ thể, từ cuối năm 2018 đến trước thời điểm tháng 4/2019, gas shell của cửa hàng gas Khánh Hương có giá là 330.000 đồng/bình, trọng lượng 11kg. Các nhãn hàng gas khác cũng giữ giá bình ổn.
Tuy nhiên, từ thời điểm xăng và điện chính thức tăng giá thì giá gas bán tại cửa hàng tăng trung bình từ 6.000 - 7.000 đồng/bình. Đơn cử như bình gas shell trọng lượng 11kg có giá bán là 336.000 đồng/bình. Ngoài ra, hãng gas Petrolimex cũng tăng từ 358.000 đồng/bình lên 364.000 đồng/bình. Chỉ có nhãn gas Hồng Hà là giữ giá 320.000 đồng/bình, bởi nhãn gas này sản xuất trong nước”.
Sau điện, xăng tăng giá: Ga nhích 7.000 đồng/bình, người tiêu dùng lo ngại mặt bằng giá mới
“Mức tăng này chủ yếu xảy ra với gas nhập khẩu. Còn gas sản xuất trong nước tính đến thời điểm này thì vẫn giữ nguyên giá. Còn gas Petrolimex, mặc dù cũng sản xuất trong nước nhưng hãng gas này tăng vì đây là gas chất lượng”, đại diện cửa hàng gas Khánh Hương lý giải.
Theo khảo sát của PV, mặc dù giá xăng, điện và gas tăng, nhưng cước vận tải và một số dịch vụ vẫn tạm thời giữ giá. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng không khỏi lo ngại về một mặt bằng giá mới trong thời gian tới, tạo gánh nặng cho người tiêu dùng. Trong khi, lương cơ bản có tăng nhưng không đáng là bao.
Anh Nguyễn Kế Thiện, chủ cửa hàng hải sản tại Ngã Tư Sở (Hà Nội) thẳng thắn: “Giá điện và xăng tăng chắc chắn sẽ tác động đến các hoạt động của cửa hàng như chi phí vận hành, chi phí nhân công… Đặc biệt là trước thềm mùa hè oi bức, mức nhiệt dự báo tăng thì cửa hàng chúng tôi cũng không thể ngắt điện sục oxi hải sản hay dùng ít để tiết kiệm điện được”.
Về loại hình giá cước vận tải, anh Đỗ Văn Bằng, chủ hãng xe Sao Việt (Lào Cai) cho hay: “Giá xăng và điện tăng nhưng giá cước vận tải không dễ bị ảnh hưởng. Nếu giá cước xe tăng thì chắc chắn đó là xe dù”.
Anh Bằng lý giải: “Bởi lẽ, giá cước vận tải được cơ quan nhà nước quản lý chặt chẽ. Thứ hai là khi muốn điều chỉnh giá, đơn vị vận tải phải có đề xuất đến Chi cục thuế, Sở Giao thông vận tải… Hơn nữa, khi đề xuất mà không có căn cứ, hoặc chỉ căn cứ vào giá xăng và điện tăng thì chưa hẳn dễ thuyết phục các cơ quan quản lý nhà nước”.
Người tiêu dùng lo ngại giá của các mặt hàng, dịch vụ tăng giá trong thời gian tới.
Tương tự, anh Nguyễn Đức Hiệp, chủ cửa hàng rửa xe tại đường Quan Nhân (Thanh Xuân, Hà Nội) khẳng định, phí rửa xe máy hiện tại của cửa hàng là 20.000 đồng/xe, phí bảo dưỡng là 90.000 đồng/xe. Nếu xuất hiện một mặt bằng giá mới, chắc chắn cửa hàng sẽ có hướng điều chỉnh. Tuy nhiên, đối với khách hàng quen thuộc, cửa hàng sẽ không tăng phí bảo trì, bảo dưỡng và phí rửa xe.
Cũng theo anh Hiệp: “Nếu xăng và điện tăng thì không vấn đề, nhưng sợ nhất là những mặt hàng thiết yếu của đời sống hàng ngày được dịp “tát nước theo mưa”. Bởi mức lương cơ bản tăng không đáng kể và cũng không đủ chi phí cho cuộc sống tại Thủ đô”.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam chính thức tăng giá điện ở mức 8,36% từ 20/3 vừa qua. Theo đó, giá bán điện bình quân hiện...