Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, shipper chen chân đặt đồ ăn cho khách vào giờ cao điểm
Dịch COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp nên các shipper thường quá tải đơn hàng vào giờ cao điểm của bữa trưa, bữa tối để đặt hàng cho khách.
Những ngày vừa qua tại Hà Nội cũng như nhiều tỉnh thành liên tục ghi nhận những ca nhiễm COVID-19 mới. Ngoài các biện pháp như đeo khẩu trang khi ra đường, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, không tụ tập nơi đông người thì cánh văn phòng có xu hướng mua sắm online nhiều hơn, đặc biệt là đồ ăn trưa.
Ghi nhận của PV Báo Gia đình & Xã hội tại Hà Nội cho thấy, nhiều địa điểm ở Thái Hà, Chùa Bộc, Huỳnh Thúc Kháng, Bà Triệu…, các cửa hàng bán đồ ăn trưa như cơm tấm, cơm gà, vịt quay, thậm chí quán cháo trai cũng đông đảo shipper của các ứng dụng có mặt để nhận đồ.
Rất nhiều shipper kéo đến mua đồ ăn cho khách vào lúc cao điểm.
Do người dân có thói quen đặt đồ vào "giờ cao điểm" (11-12h) hoặc (17-18h) nên đã dẫn đến tình trạng đông đúc, nhiều shipper phải chen chân hoặc ngồi chờ tới 15- 20 phút hoặc lâu hơn mới đến lượt được nhận đồ ăn. Việc chen chân nhận đồ ăn khiến nhiều người chứng khiến quan ngại việc lây nhiễm COVID-19.
Nhiều địa điểm kinh doanh đồ ăn cho biết, lượng khách đặt online tăng mạnh.
Trao đổi với PV, một chủ tiệm ăn cho biết: "Thời gian này lượng khách đến ăn trực tiếp giảm nhưng khách đặt qua các ứng dụng tăng lên từ 2-3 lần so với thời điểm trước".
Chủ một tiệm cơm tấm cho biết: "Những ngày giữa tuần, lượng khách đặt online thường tăng cao hơn so với thời điểm trước. Chính vì vậy, chúng tôi đã chuẩn bị mọi phương án để có thể phục vụ khách tốt nhất".
Shipper chờ đợi từ 10-15 phút tại các điểm cung ứng đồ ăn.
Nhiều shipper cũng thừa nhận rằng, thời gian gần đây khi dịch COVID-19 xuất hiện tại Hà Nội khiến lượng khách đi xe ít hơn nhưng bù lại lượng khách đặt hàng online tăng cao. Anh Hùng Duy – một shipper công nghệ cho biết: "Ít khách sử dụng xe ôm công nghệ nhưng lượng khách đặt đồ ăn qua app lại tăng lên nhiều. Tính từ 10h – 12h, tôi đã chạy được 5 đơn nên cũng bù lại phần nào".
Ngại ra đường, ngại tới nơi đông người khiến dịch vụ đặt đồ ăn online nở rộ.
Cũng trao đổi thêm về điều này, chị Thanh Huyền – nhân viên ngân hàng cho biết: "Bình thường nhóm đồng nghiệp chúng tôi buổi trưa thường rủ nhau đi ăn. Nhưng hiện nay thì một số ít người mang cơm ở nhà lên văn phòng ăn, số còn lại đặt online cho tiện và đỡ phải di chuyển khi dịch COVID-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp".
Nguồn: [Link nguồn]
Nhiều nước đã phải trải qua một đợt khan hiếm hàng tiêu dùng do tâm lý lo sợ của người tiêu dùng giữa bối cảnh dịch...