Dệt may 'khó nuốt' cơ hội vàng TTP

Tăng đơn hàng, sức cạnh tranh, kéo thuế suất về 0%... là những “cơ hội vàng” đặt ra từ Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) cho ngành dệt may.

Tại Hội nghị TPP và ảnh hưởng đến Dệt may Việt Nam, do UBND TP Đà Nẵng phối hợp Hiệp hội Dệt may VN tổ chức sáng 6/9, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may VN Nguyễn Văn Tuấn thông tin: Hơn chục nước thành viên tham gia TPP đang nỗ lực tại các vòng đàm phán để sớm thông qua hiệp định này trong năm nay. Theo đó, TPP loại bỏ từ 90% trở lên các rào cản cho hàng hóa, dịch vụ (dệt may, giày da, nông nghiệp...) của đối tác tham gia hiệp định; sớm kéo thuế suất các mặt hàng về 0%.

Những năm gần đây, tổng xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt gần 20 tỉ USD, trong đó, chủ yếu thị trường Mỹ (50%), EU, Nhật Bản.

Các chuyên gia kinh tế cũng cảnh báo hàng loạt thách thức tiềm ẩn từ TPP. Đón đầu xu thế TPP, nhiều DN dệt may cả nước mở rộng sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, hầu hết số DN này thuộc về DN dệt may có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) từ Hàn Quốc, Trung Quốc... TPP đặt ra quy định khắt khe về xuất xứ đối với hàng dệt may. Từ kéo sợi, dệt- nhuộm-hoàn tất và may phải được làm tại các nước thành viên TPP. Để các DN Việt được hưởng thuế suất 0%, các quy trình này chỉ có thể làm tại VN. Trong khi đó, theo ông Tuấn, gần 90% nguyên liệu dệt nhuộm phải nhập từ nước ngoài.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN