Đầu tư chỉ vài trăm nghìn đồng, người phụ nữ khởi nghiệp thành công với dòng bánh “lạ”

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Xuất phát từ việc làm bánh cho con ăn, người phụ nữ này bị “cuốn” vào. Đến nay, những tác phẩm của chị nổi tiếng trong và ngoài nước, chị có thu nhập nhờ việc bán bánh và giảng dạy.

Dòng bánh chị Trần Phương Nga (Hà Nội) theo đuổi là bánh thạch 3D nghệ thuật. Cách đây 6 năm, chị có tìm hiểu và làm loại bánh này cho con ăn. Sau lần đó, chị thấy mê mẩn bởi các họa tiết, nét độc đáo của dòng bánh này. Đó là việc nhìn vào các hình ở bánh nhìn như thật.

“Lúc đầu, tôi làm thạch 3D chỉ dựa duy nhất vào các bộ kim có sẵn để tạo hình hoa lá nên các hoa lá không đc mềm mại tự nhiên như thật, không tạo hình được cành, cây, con người, con vật... Tôi lại thích các sản phẩm sáng tạo, không rập khuôn nên mày mò và thử nghiệm công thức sao cho bánh phải vừa đẹp vừa ngon mà lại lành”, chị nói.

Chị Nga quyết định nghỉ công việc gắn bó hơn 10 năm để về khởi nghiệp với bánh thạch 3D.

Chị Nga quyết định nghỉ công việc gắn bó hơn 10 năm để về khởi nghiệp với bánh thạch 3D.

Vì đam mê, chị đã quyết định nghỉ việc nhà nước – việc mà chị gắn bó suốt 12 năm để dồn hết tâm huyết để sáng tạo và muốn chinh phục dòng bánh 3D nghệ thuật này. Sau thời gian thử nghiệm và nghiên cứu, chị đã sử dụng kim y tế G18 bẻ cong để vẽ hoa lá, kết hợp với bộ tỉa thạch để tạo hình điêu khắc như cây, cành, con người và con vật…

Vì những vật dụng này chị đều tự chế, nguyên liệu tận dụng rau, củ, quả tự nhiên nên số vốn bỏ ra rất ít. “Tôi không nhớ chính xác về con số lắm nhưng chỉ vài trăm nghìn đồng thôi”, chị nói.

Khi quyết định, gia đình và bạn bè đều phản đối vì công việc đang ổn định, công sức học hành bao nhiêu năm (có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sỹ và hành trình 12 năm biên chế nhà nước). Chị phải vừa làm vừa mày mò, sáng tạo ra các kỹ thuật, mẫu mã bánh mới để thuyết phục và chứng minh cho mọi người thấy rằng việc theo đuổi dòng bánh thạch 3D nghệ thuật là đúng, là xứng đáng.

Thời gian đầu, chị làm bánh thạch để bán nhưng sau này chị chuyển qua đào tạo các học viên.

Thời gian đầu, chị làm bánh thạch để bán nhưng sau này chị chuyển qua đào tạo các học viên.

Do nguyên liệu chủ yếu lấy từ tự nhiên, dụng cụ chị tự chế nên vốn bỏ ra rất ít, chỉ vài trăm nghìn đồng.

Do nguyên liệu chủ yếu lấy từ tự nhiên, dụng cụ chị tự chế nên vốn bỏ ra rất ít, chỉ vài trăm nghìn đồng.

Chị cho biết việc sử dụng kim giống như bút vẽ, hỗ trợ người thợ linh hoạt tạo ra mọi hình dáng mà không bị gò bó, cứng nhắc. Trước đó, người làm bánh thường sử dụng kim thẳng để cắm nhị hoa và bơm hình tròn trang trí. Vì kim chỉ có thể đâm thằng và xiên nên không thể tạo được nhiều hình linh động theo ý muốn.

“Việc dùng kim thẳng sẽ hạn chế sự sáng tạo của người làm. Tôi đã nghĩ ra việc bẻ cong chiếc kim này để có thể điều khiển uốn lượn được các nét vẽ trong thạch theo ý của mình, làm cho hoa lá sinh động và mềm mại như thật”, chị cho hay.

Mỗi chiếc bánh đều đòi hỏi sự tỉ mỉ của người làm, bởi chỉ cần sai 1 chi tiết cũng làm ảnh hưởng đến sản phẩm.

Mỗi chiếc bánh đều đòi hỏi sự tỉ mỉ của người làm, bởi chỉ cần sai 1 chi tiết cũng làm ảnh hưởng đến sản phẩm.

Công đoạn làm ra thạch 3D nghệ thuật gồm 4 bước cơ bản: nấu thạch, pha màu, tạo hình cho thạch và đổ lớp thạch cuối. Mỗi bước đều có độ khó khác nhau, người làm thực hiện sai vài chi tiết nhỏ cũng sẽ khiến sản phẩm khi hoàn thiện sẽ không đẹp và khuôn bánh làm ra không giống thật.

Tính đến nay, chị đã thực hiện nhiều tác phẩm thạch 3D từ tạo hình những loài hoa: hoa hồng, hoa bưởi, hoa phượng, hoa bằng lăng… và các tác phẩm vẽ phong cảnh, con người, chim thú. Màu sắc vẽ trang trí chị sử dụng các màu tự nhiên sẵn có. Đó là màu vàng từ tinh bột nghệ; bột bí đỏ; màu tím từ lá cẩm, khoai lang tím; màu trắng từ sữa tươi, cốt dừa; còn màu xanh lá lấy từ trà matcha…

Khi đã thành thạo, chị vừa làm bánh để bán vừa đào tạo học viên. Sau 6 năm gắn bó, nay chị chủ yếu đi dạy nghề cho các học viên trong và ngoài nước, lan tỏa đam mê cho các bạn quan tâm và yêu thích dòng bánh này. Còn những lúc rảnh rỗi, chị nhận các đơn đặt hàng. Nhờ làm bánh và đào tạo học viên, chị có thu nhập đảm bảo cuộc sống gia đình.

Đợt này, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chị dừng giảng dạy các lớp trực tiếp, chỉ mở các khóa học online. Vào dịp Tết trung thu, chị có nhận làm một số đơn đặt hàng của khách, với giá bán từ 45.000 – 80.000 đồng/chiếc, tùy vị.

“Dòng bánh thạch trung thu được nhiều người ưa chuộng, nhất là các bé vì mẫu mã phong phú, vị đa dạng lại dễ ăn, mát, lành, không bị ngán. Tuy nhiên vì là handmade, thủ công nên không nhận được nhiều, chỉ có thể nhận một số lượng bánh nhất định thôi”, chị cho hay.

Những chiếc bánh này làm hoàn toàn thủ công.

Những chiếc bánh này làm hoàn toàn thủ công.

Theo tìm hiểu, dòng bánh thạch 3D vẫn đang rất phát triển ở nước ta nói riêng và thế giới nói chung, nhất là các vùng xứ nóng. Vì ăn nó mát, lành, kết hợp được nhiều vị ngon đa dạng phù hợp với mọi lứa tuổi, phù hợp với những người ăn chay. Vì thế, dòng bánh này được rất nhiều người trong nước và nước ngoài như Úc, Đức, Pháp, Áo, Nga… tìm đến chị để học.

Trong tương lai, chị cho rằng bản thân vẫn tiếp tục theo đuổi dòng bánh này, lan tỏa đam mê cho nhiều người hơn nữa. Bên cạnh đó, chị vẫn đào tạo học trò đi thi đấu tại các cuộc thi quốc tế để khẳng định vị trí của thạch 3D việt Nam trong làng thạch quốc tế. Trước đó, nhiều học trò của chị tham gia và giành giải nhất, nhì tại các cuộc thi thạch 3D trên trường quốc tế.

Nguồn: [Link nguồn]

Đem cây dại về trồng để bán, người đàn ông Lạng Sơn thu cả tỷ đồng/năm

Nhờ loại cây hoang dại mọc đầy trên rừng, người đàn ông này đã có thu tiền tỷ mỗi năm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN