Đại lý xe đổi ngôi làm ''thượng đế'' tại thị trường Việt Nam

Lấy lý do lượng xe khan hiếm, các đại lý ô tô và xe máy tại thị trường Việt Nam được dịp chèn ép, đè khách hàng Việt, đổi ngôi làm thượng đế, mặc sức hét chênh giá, ép mua phụ kiện hoặc từ chối bán hàng nếu muốn.

Thị trường ô tô, xe máy tại Việt Nam đang chứng kiến một cuộc đổi ngôi trong quan hệ giữa đại lý bán hàng, hãng xe với người tiêu dùng. Nếu như trước đây, khách hàng được xem là thượng đế khi được các đại lý xe chăm sóc tận tình, mời chào, tăng mức chiết khấu, giảm giá, tặng kèm phụ kiện... thì nay cuộc chơi đã thay đổi hoàn toàn.

Khảo sát tại các hệ thống đại lý bán xe máy, ô tô chính hãng lẫn các diễn đàn, không khó để nhận được những lời kêu thán từ người mua xe. Chưa bao giờ, người tiêu dùng trong nước lại thấy khó khăn và bị "hành" khi mua xe như ở thời điểm hiện tại.

Bát nháo giá bán xe tại các đại lý chính hãng

Ở lĩnh vực xe máy, hai ông lớn Honda và Yamaha đang chiếm đến hơn 80% thị phần và hệ thống đại lý chính hãng phủ rộng khắp 63 tỉnh, thành phố. Trên danh nghĩa đây là những đại lý của hãng nhưng hoạt động hoàn toàn độc lập và giá bán các mẫu xe là do những cửa hàng này tự quyết định bất chấp giá khuyến nghị, đề xuất từ nhà sản xuất.

Những mẫu xe bị hét chênh giá từ 5 đến 10 triệu đồng, thậm chí 20 triệu đồng như Vision, Lead 125 hay xe tay ga cao cấp SH. Điều đáng nói, số tiền chênh lệch này được đại lý đưa ra như điều kiện để khách hàng lấy xe luôn. Hóa đơn cho sản phẩm cũng không thể hiện phần chênh lệch giá.

Một số mẫu ô tô bị hét chênh vài chục đến cả vài trăm triệu đồng.

Một số mẫu ô tô bị hét chênh vài chục đến cả vài trăm triệu đồng.

Nếu như đại lý xe máy hét chênh cao nhất vài chục triệu đồng cho các mẫu xe "hot" thì các đại lý ô tô chính hãng Toyota, Hyundai, Ford còn mặc sức chèn ép, hét chênh đến cả hàng trăm triệu đồng, thậm chí cả tỷ đồng.

Tại các đại lý của Toyota và Hyundai, các mẫu xe mới và có sức hút như Hyundai Creta 2022, Toyota Veloz Cross hay Toyota Raize đều bị chênh từ 20 đến 50 triệu đồng.

Ở các phân khúc xe đắt tiền, khoản tiền chênh này cũng trở nên phình to ra. Điển hình, mẫu xe Land Cruiser đang rao bán với mức chênh hơn một tỷ đồng, Land Cruiser Prado kênh 400 triệu đồng còn các sản phẩm Mercedes-Benz GLS kênh không dưới 400 triệu đồng. Mẫu xe Ford Explorer 2022 có lúc lên từ 300 đến 400 triệu đồng.

Đại lý tự tung tự tác, hãng xe làm ngơ?

Tình trạng bán xe kênh giá hoặc hợp thức hóa khoản tiền chênh bằng cách thổi giá gói mua phụ kiện không phải chỉ hiện nay mới xảy ra và đã diễn ra từ rất lâu.

Các đại lý lấy lý do họ phải đầu tư hàng trăm tỷ thậm chí cả nghìn tỷ đồng vào cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị nhà xưởng, nhân công và các mẫu xe bán chạy phải "gánh" cho những chiếc xe ế ẩm nên việc hét chênh giá là bình thường.

Trả lời Tiền Phong, hãng xe máy có thị phần lớn nhất tại Việt Nam từng cho rằng mối quan hệ giữa nhà sản xuất và đại lý là hai thực thể độc lập và hãng sẽ vi phạm luật Cạnh tranh cũng như những thực tiễn thương mại nếu buộc HEAD phải bán xe ở mức giá đề xuất.

Một nhà sản xuất xe máy khác thừa nhận có tình trạng đội giá của một số mẫu xe của hãng nhưng số model là không nhiều.

Các đại lý chính hãng đổi ngôi làm "thượng đế" trong bối cảnh thị trường xe đang có nhiều biến động.

Các đại lý chính hãng đổi ngôi làm "thượng đế" trong bối cảnh thị trường xe đang có nhiều biến động.

Cũng qua trao đổi với Tiền Phong, đại diện hai nhà sản xuất ô tô lớn trong nước cho rằng, thời điểm hiện tại dây chuyền sản xuất phải thu hẹp do thiếu nguồn cung. Sản lượng của dây chuyền cũng chỉ đáp ứng để trả những đơn hàng "đến trước" của đại lý. Một số mẫu xe nhập khẩu số lượng hạn chế nên đại lý cũng "ưu tiên" cho những khách hàng chịu chi. Còn những khách hàng đặt hàng sớm nhưng không chấp nhận khoản chênh thì tiếp tục trong danh sách chờ.

Tiền chênh bỏ túi đại lý, Nhà nước có thất thu thuế?

Bất chấp lý do hạn chế nguồn cung, khan hàng, báo cáo doanh số bán hàng của các hãng xe vẫn tràn ngập số lượng cùng mức tăng trưởng ấn tượng.

Trong tháng 3, doanh số bán hàng toàn thị trường ô tô chưa bao gồm Hyundai (hơn 7.000 xe) và VinFast (hơn 3.400 chiếc) đạt hơn 36.000 xe, trong đó xe du lịch là hơn 26.000 chiếc.

Cũng theo VAMA, tính đến hết tháng 3, tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường ô tô vẫn tăng trưởng 27% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó ô tô du lịch tăng đến 39%. Các chỉ số của sản xuất lắp ráp lẫn nhập khẩu ô tô đều tăng trưởng dương.

Còn theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) cho thấy, tổng doanh số bán hàng của 5 thành viên VAMM đạt hơn 753.000 xe, mức tăng trưởng vẫn đạt 7,43% so với cùng kỳ năm 2021.

Hàng trăm nghìn xe máy đã tiêu thụ trong đó chủ yếu là các mẫu xe bán chạy, kênh giá.

Hàng trăm nghìn xe máy đã tiêu thụ trong đó chủ yếu là các mẫu xe bán chạy, kênh giá.

Với con số gần cả triệu ô tô, xe máy được tiêu thụ, trong đó hầu hết là các dòng xe bán chạy, ăn khách và bị kênh giá, câu hỏi về việc tiền chênh đại lý đã thu, bỏ túi thì nhà nước có thu được thuế hay không vẫn còn bỏ ngỏ.

Giải pháp bình ổn thị trường ra sao?

Khi được hỏi về giải pháp bình ổn thị trường, đại diện các nhà sản xuất ô tô lớn tại Việt Nam cho biết, giải pháp là "chờ thời gian tới xem sao"? Trong khi đó, tình trạng đại lý tự tung tự tác, bán ô tô xe máy chênh giá thì vẫn chưa có cơ quan chức năng nào vào cuộc thanh kiểm tra, xử lý gian lận thuế nếu có.

Với người tiêu dùng, nhiều người đã lên tiếng tẩy chay và nói không với những mẫu xe bị thổi giá.

Ô tô, xe máy ”rủ nhau” tăng giá

Đây có lẽ là giai đoạn khó khăn nhất cho người tiêu dùng Việt Nam khi lựa chọn mua ô tô xe máy.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Công Khang ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN