Đặc sản trơn nhẵn, bò lổm ngổm trên đá, giá hơn 6,5 triệu/kg, ở Việt Nam cũng có

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ

Loài này vừa nhỏ vừa ít thịt, khả năng sinh sản kém nhưng vẫn có mức giá cao đến khó tin.

Mang ngoại hình nửa giống lươn, nửa giống cá trê, loài có hình dạng kỳ lạ này có tên gọi là cá thạch bà (cá bò trên đá). Dù có ngoại hình xấu xí nhưng chúng được xếp vào hàng “quý tộc” trong giới cá nước ngọt. Giá của chúng thậm chí từng lên đến hơn 2.000 NDT/kg (hơn 6,5 triệu đồng/kg), là đặc sản “quý tộc” đắt đỏ tại Trung Quốc. 

Đặc sản trơn nhẵn, bò lổm ngổm trên đá, giá hơn 6,5 triệu/kg, ở Việt Nam cũng có - 1

Cá thạch bà có đầu to và đuôi nhỏ, miệng rộng, đầu phẳng, phình ra ở phía trước. Chúng có răng, môi dày, trên bề mặt cơ thể có nếp nhăn giống như giác hút. Trên đầu chúng có tổng cộng 4 cặp râu. 

Trước kia, vào những năm 1960, người ta không có ấn tượng tốt về cá thạch bà vì chúng nhỏ và ít thịt. Trên cơ thể chúng còn có gai, việc sơ chế rất bất tiện nên người ta chỉ dùng chúng làm thức ăn cho vịt. Tuy nhiên khoảng vài chục năm sau đó, cá thạch bà đã “một bước lên mây”. 

Đặc sản trơn nhẵn, bò lổm ngổm trên đá, giá hơn 6,5 triệu/kg, ở Việt Nam cũng có - 2

Giá của chúng ở những năm 2000 lên đến 1.000 NDT/kg, cao gấp 200 lần so với mức giá ở những năm 1980. Và vài năm trở lại đây, giá của chúng đã lên đến hơn 2.000 NDT/kg, tương đương hơn 6,5 triệu đồng/kg.

Vậy tại sao cá thạch bà lại đắt như vậy?

Đặc sản trơn nhẵn, bò lổm ngổm trên đá, giá hơn 6,5 triệu/kg, ở Việt Nam cũng có - 3

Tạm bỏ qua yếu tố về nhu cầu thị trường, lý do chủ yếu nằm ở số lượng khan hiếm và môi trường sống của chúng. Cá thạch bà chỉ có thể sống ở vùng nước sạch. Nếu nước bị ô nhiễm, chúng sẽ tự động rời đi. Vì vậy, chúng gần như chỉ sống trong các dòng suối trên núi.

Đặc sản trơn nhẵn, bò lổm ngổm trên đá, giá hơn 6,5 triệu/kg, ở Việt Nam cũng có - 4

Nguyên nhân thứ hai là khả năng sinh sản của cá thạch bà không quá mạnh. Mỗi lần chúng đẻ trứng, số lượng trứng cũng rất ít. Bên cạnh đó, chúng thường sống ở những vùng nước chảy xiết nên tỷ lệ sống sót của cá con cũng không cao. Sự khan hiếm khiến giá của chúng chỉ tăng mà không giảm.

Tại Việt Nam, loài này được tìm thấy ở sông Gâm và được coi là một loài cá trê mới. Chúng chưa có tên gọi chính thức ở nước ta, chủ yếu được biết đến với cái tên “chiên nami” hoặc “chiên sông Gâm”. Còn ở Trung Quốc, chúng phân bố tại nhiều vùng khác nhau như Thiểm Tây, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Quý Châu, Hồ Nam, Trùng Khánh…

Hiếm ai biết loại quả này có thể dùng làm thực phẩm, nấu rượu, làm giấm và thậm chí có công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hương Nguyễn (Theo baijiahao) ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN