Đặc điểm cực dễ thấy để biết tôm bơm tạp chất nhưng nhiều người thường bỏ qua
Việc tôm nhiễm kháng sinh cấm, bị bơm tạp chất… không chỉ là hành vi gian lận thương mại mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Để tăng trọng lượng, người ta thường bơm nước muối, thậm chí là bơm glixerin - chất từ thủy phân chất béo vào tôm. Đặc biệt việc làm gian dối này không chỉ tồn tại trong nước mà với con tôm xuất khẩu cũng bị áp dụng cách tăng trọng như vậy.
Nhiều nước nhập khẩu tôm của Việt Nam cũng đã cảnh báo hiện tượng này. Khi bị phát hiện bơm glixerin, người ta lại nghĩ ra cách thay glixerin bằng nước muối sinh lý có độ mặn tương tự nước biển. Cách này tồn tại đã khá lâu và từng bị nhiều nước nhập khẩu tôm của Việt Nam cảnh báo.
Hành động tiêm tạp chất không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn làm ảnh hưởng đến uy tín chất lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Bộ NN&PTNT đã từng coi đây là một "tệ nạn" với hàng thủy sản xuất khẩu và quản lý rất nghiêm ngặt
Ngoài ra, để giữ được vẻ bề ngoài cho tôm tươi lâu hơn, nhiều người bán hàng còn dùng ure để ướp. Việc sử dụng tôm tẩm ure có nguy cơ bị ngộ độc cấp, ngộ độc mãn tính, mất ngủ, suy nhược cơ thể, giảm trí nhớ; ảnh hưởng đến gan, thận,…
Tôm sú là loại tôm được nhiều thương lái lựa chọn để tiêm tạp chất nhất bởi nó có kích thước lớn và giá thành cao. Hiện giá tôm sú nguyên liệu tại đồng bằng sông Cửu Long cỡ 30 con/kg có giá từ 200.000 - 230.000 đồng. Nếu chỉ nhận biết qua màu sắc, người tiêu dùng gần như không thể phân biệt được tôm bơm và tôm sạch. Vì vậy, người mua cần nắm rõ một số đặc điểm quan trọng để nhận biết tôm bơm tạp chất.
Mình tôm bơm tạp chất thường mập, căng bất thường, mập đến nỗi các đốt trên thân tôm gần như bị giãn ra.
Điều đầu tiên có thể giúp người tiêu dùng nhận biết rõ nhất đó là độ mềm của tôm. Mình tôm bơm tạp chất thường mập, căng bất thường, mập đến nỗi các đốt trên thân tôm gần như bị giãn ra, nhất là đốt nối giữa đầu và thân. Tôm bị bơm thường có mang cứng, thẳng đơ. Trong khi đó, tôm bình thường có thân mình mềm, cong.
Tôm bị bơm thường có mang cứng, thẳng đơ , phồng căng trong khi mang tôm thường mềm, phẳng.
Thứ hai, tôm bơm tạp chất thường xòe đuôi, trong khi tôm sạch thường cúp đuôi xuống.
Tôm bơm tạp chất thường xòe đuôi, trong khi tôm sạch thường cúp đuôi xuống.
Ngoài ra, tôm bơm khi nấu sẽ bị chảy nhiều nước, thịt tôm bị teo lại. Khi ăn thịt bở, vị nhạt hơn so với bình thường. Nếu là tôm bị bơm thạch, khi nấu chín, bóc vỏ tôm ra sẽ dễ dàng thấy lớp rau câu nằm giữa lớp thịt và vỏ tôm, nhất là ở phần đầu, dưới mang.
Trước tình trạng tôm bị bơm tạp chất, hoặc dư lượng kháng sinh cấm vượt ngưỡng..., người tiêu dùng cần đề cao cảnh giác và khôn ngoan khi chọn loại thủy sản này.
Hiện nay, trên thị trường còn xuất hiện loại tôm hữu cơ được người tiêu dùng rất quan tâm. Xu hướng ăn sạch ngày càng phổ biến nên người dân ngày càng lựa chọn nhiều thực phẩm hữu cơ trong bữa ăn hằng ngày.
Tôm hữu cơ được quảng bá thường rơi vào hai loại là tôm sú và tôm thẻ.
Theo Tổng cục Thủy sản, Việt Nam đang duy trì thế mạnh về phát triển con tôm sú, đặc biệt chúng ta có lợi thế về chứng nhận tôm sú sinh thái, tôm sú hữu cơ đã có vị trí trên thị trường. Thời gian vừa qua, trong định hướng thị trường ngành tôm, tôm sú sinh thái, tôm rừng, tôm lúa và tôm quảng canh trở thành thế mạnh của ngành tôm.
Công nhân trại tôm sú hữu cơ kiểm tra sự phát triển của lứa tôm nuôi 3 tháng tuổi. Ảnh: Quân đội nhân dân.
Tại tỉnh Cà Mau, những năm gần đây các doanh nghiệp chế biến thủy sản lớn đã liên kết với các ban quản lý rừng và các hộ dân nuôi tôm sinh thái đạt chứng nhận quốc tế.
Loại thứ 2 là tôm thẻ, đây là loài thủy sản có nguồn dinh dưỡng cao và là món ăn phổ biến hằng ngày của người Việt. Không những thế, tôm thẻ còn nằm trong danh sách các mặt hàng thủy sản xuất khẩu lớn nhất nước ta.
Tôm thẻ bio cũng là loại tôm khá phổ biến được nhiều nhà nội trợ ưa chuộng bởi giá thành rẻ hơn tôm sú và làm những món như tôm rim ăn khá ngon.
Tôm thẻ bio là tôm được nuôi theo công nghệ Biofloc do nhà khoa học Israel phát minh ra. Đây được coi là "cuộc cách mạng xanh" trong nuôi trồng thủy hải sản. Với quy trình nuôi khép kín, được nuôi trên hệ thống bể nổi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên tôm khá sạch bệnh.
Mô hình nuôi tôm thẻ bio ở xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Theo bà Tô Thị Quỳnh Mai, chủ thương hiệu thực phẩm hữu cơ và sản phẩm bền vững Dế Mèn (Nguyễn Khang, Hà Nội), ưu điểm vượt trội của tôm thẻ bio là tôm khỏe, tươi, sạch, thịt dai, thơm ngon, ngọt, giữ được hầu hết các thành phần dinh dưỡng tốt nhất của loài tôm. Ngoài ra, giá thành tôm thẻ bio hiện này cũng không quá đắt, rơi vào khoảng 270.000 - 290.000 đồng/kg.
Cận cảnh một con tôm thẻ bio. Ảnh: Dế Mèn.
Với phân khúc những người tiêu dùng chuộng thực phẩm hữu cơ và ngày có nhiều người nước ngoài ở Việt Nam muốn sử dụng tôm hữu cơ thay vì có thể mua phải tôm bơm tạp chất, ngành tôm hữu cơ sẽ có lợi thế tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa, người nuôi vừa thu được lợi lớn vừa góp phần bảo vệ môi trường.
Hoa quả mùa hè đang rẻ giật mình vì lý do này
Đây được coi là làng nuôi rắn thu bạc tỷ của thủ đô.
Nguồn: [Link nguồn]