Đà rơi chưa dừng lại, giá thép bao giờ về đáy?

Giá thép giảm 12 lần liên tiếp, cách đáy khoảng 3-4 triệu đồng/tấn. Song, đà giảm chưa dừng lại trong quý III, có thể về đáy khi tồn kho cao...

Cách đáy khoảng 3-4 triệu đồng/tấn

Theo ghi nhận, đầu tháng 8, các thương hiệu thép trong nước đồng loạt giảm giá thép các loại.

Đây là lần giảm giá thứ 12 liên tiếp của giá thép kể từ ngày 11/5, với tổng mức giảm cao nhất tới 4,1 triệu đồng/tấn, đưa giá thép về mốc 15-16 triệu đồng/tấn, tùy loại thép và thương hiệu.

Như vậy, hiện giá thép đang cách đáy (mức giá thời điểm chưa tăng phi mã là 11-13 triệu đồng/tấn, tùy loại) khoảng 3-4 triệu đồng/tấn.

Giá thép giảm 12 lần liên tiếp. Ảnh: Minh họa

Giá thép giảm 12 lần liên tiếp. Ảnh: Minh họa

Theo các chuyên gia, giá thép trong nước quay đầu giảm mạnh được cho là do giá phôi thép và nguyên vật liệu đầu vào trên thế giới đi xuống.

Bên cạnh đó, giá nguyên vật liệu sản xuất thép như quặng sắt, thép phế, than cốc trong cuối quý II đã giảm 40-50% so với quý trước.

Ngoài ra, việc nhiều doanh nghiệp xây dựng khó khăn, hoạt động bị đình trệ khi giá một số loại vật liệu xây dựng tăng cao…cũng dẫn đến nhu cầu thép giảm, giá giảm.

Trong khi đó, nguồn cung thép hiện dồi dào, hàng tồn kho còn nhiều. Tính đến hết tháng 5, lượng thép tồn kho nội địa còn 1,49 triệu tấn, đạt mức cao kỷ lục buộc các doanh nghiệp phải hạ giá sản phẩm nhằm kích cầu, đẩy hàng tồn.

Còn tiếp tục giảm đến hết quý III

Giá thép có chạm đáy?, nhiều chuyên gia nhận định, giá thép xây dựng trong nước sẽ tiếp tục giảm đến hết quý III.

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng, thị trường thép nửa cuối năm sẽ còn khó khăn hơn, khi dự báo giá thép xây dựng đã giảm mạnh trong tháng 7, 8 và có thể kéo dài đến hết quý III do nhu cầu thép vẫn giảm mạnh.

Trong đó, những yếu tố khiến triển vọng thị trường thép nửa cuối năm khá u ám, bao gồm tốc độ giải ngân đầu tư công chậm, ngân hàng siết tín dụng bất động sản, mùa cao điểm xây dựng đã qua… khiến tồn kho tăng cao.

Trong bối cảnh các nước trên thế giới vẫn đang tìm thêm thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu như Campuchia, Hong Kong (Trung Quốc), Canada, Hoa Kỳ... Đa phần các nhà máy đều ở trong tình trạng khó khăn do hàng tồn kho giá cao. Mức độ cạnh tranh giữa các nhà máy ngày càng khốc liệt về giá bán và xâm lấn thị phần của nhau.

Tốc độ giải ngân đầu tư công chậm, ngân hàng siết tín dụng bất động sản, mùa cao điểm xây dựng đã qua… khiến tồn kho tăng cao, là những yếu tố khiến thị trường thép u ám

Tốc độ giải ngân đầu tư công chậm, ngân hàng siết tín dụng bất động sản, mùa cao điểm xây dựng đã qua… khiến tồn kho tăng cao, là những yếu tố khiến thị trường thép u ám

Điều này khiến cho lợi nhuận mảng xuất khẩu thép trong nước không còn tốt như trước. Nhiều doanh nghiệp đã điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2022 theo hướng suy giảm.

Đơn cử như, Tập đoàn Hòa Phát ghi nhận 82.118 tỷ đồng doanh thu và 12.229 tỷ lợi nhuận sau thuế sau nửa năm 2022, tương ứng giảm 27% so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành 46% kế hoạch năm.

Trên cơ sở đó, Tập đoàn Hòa Phát dự kiến lợi nhuận năm 2022 đạt mức 25.000-30.000 tỷ đồng, thấp hơn mức lợi nhuận 34.521 tỷ đồng của năm 2021.

VSA cho biết, như thường lệ, tiêu thụ thép trong giai đoạn từ tháng từ 7-9 sẽ không sôi động do yếu tố thời tiết bước vào mùa mưa, nhiều công trình xây dựng ảnh hưởng tiến độ.

Do đó, VSA dự báo, tình hình tiêu thụ thép trong những tháng tới có thể chịu nhiều tác động xấu do nhu cầu sụt giảm, cùng với thời tiết vào mùa mưa…giá sẽ tiếp tục giảm.

Tuy nhiên, với các chính sách đẩy mạnh thực hiện đầu tư công, phát triển cơ sở hạ tầng và kỳ vọng việc xây dựng công trình nhà ở, bất động sản tăng trưởng trở lại về cuối năm, lượng tiêu thụ các sản phẩm thép vẫn có thể tăng trưởng quanh mức 7-10%.

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao nhiều loại phân bón vẫn tăng giá kỷ lục?

Giá phân Urê hiện đã đồng loạt giảm hơn 20% so với thời điểm lập đỉnh vào hồi tháng 3. Tuy nhiên, các mặt hàng phân bón khác vẫn duy trì ở mức cao, chưa có dấu hiệu hạ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hạnh ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN