Đà Lạt: "Ngậm trái đắng" vì găm phòng

Cứ tưởng đợt nghỉ lễ 30/4 và 1/5 này, du khách sẽ ùn ùn kéo lên Đà Lạt (Lâm Đồng). Nhưng thực tế không phải như vậy, nhiều chủ khách sạn tự mua phòng của mình trước đó đã lĩnh “trái đắng”.

Chiều 30/4, dọc theo các trục lộ trung tâm Đà Lạt như Phan Bội Châu, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Thị Minh Khai, Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Văn Trỗi..., rất nhiều khách sạn và nhà nghỉ đã phải trưng biển “còn phòng”! Sáng và trưa 1/5, mật độ “còn phòng” này càng thêm dày. Ngay như cơ sở lưu trú vốn đông đúc ồn ã trước đây - Ngọc Phú 1 trên đường 3/2 và Ngọc Phú 2 trên đường Nguyễn Văn Trỗi - chủ nhân cũng không quá “ngại ngần” trương biển “còn phòng” ở nơi dễ nhìn thấy nhất. Trưa và chiều 1/5, hầu hết trên các trục lộ ở khu vực trung tâm Đà Lạt, cảnh mua bán, đi lại... đã trở lại gần như ngày thường. Một nhóm du khách ở Vườn hoa Thành Phố nói: “Đà Lạt năm nay không có nhiều dịch vụ mới để hấp dẫn du khách trong dịp này. Cả nhà tôi ăn cơm trưa xong rồi cũng sẽ “rút” thôi!”.

Đảo lý sơn, Quảng Ngãi: Khách sạn, nhà hàng đồng loạt tăng giá

Dịp 30/4 và 1/5 năm nay, có hơn 3.000 khách du lịch ra tham quan huyện đảo Lý Sơn, tăng đột biến so với ngày thường. Đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách, huyện Lý Sơn đã điều động 3 tàu cao tốc cùng một số tàu vận tải của địa phương tăng cường đưa đón khách. Tuy nhiên, do lượng khách quá đông nên các phương tiện phải chạy từ 2-3 chuyến/ngày thay vì 1 chuyến so với ngày thường. Dịp này, các dịch vụ nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, phương tiện đi lại trên đảo đều trở nên quá tải và đồng loạt tăng giá.

P. KHANG

Ông Trần Đình Văn - Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Lạt - cho biết: “Tính trong hai ngày 29 và 30/4, lượng khách du lịch đến Đà Lạt theo con số đăng ký là 62.000 người, trong đó có khoảng 8% là khách du lịch quốc tế. Dự tính trong ngày 1/5, khách đến du lịch Đà Lạt sẽ có con số tăng thêm, nhưng có lẽ không đáng kể”. Tuy nhiên, đó chỉ là con số ảo, hậu quả của việc găm phòng, chờ giờ chót mới tung ra của các chủ khách sạn, nhà nghỉ. Hiện tượng “găm” phòng xảy ra phổ biến lâu nay ở Đà Lạt.

Đặc biệt, trong các dịp lễ tết, các chủ khách sạn tư nhân thường hay có hành động tự mua phòng khách sạn của chính mình, bằng cách khai báo cụ thể cho cơ quan chức năng với mức giá đúng theo quy định (được phép tăng giá 30%) và chịu thuế một cách “sòng phẳng”; đến giờ chót, khi nhu cầu chỗ ở của du khách đã quá bức thiết thì chủ cơ sở lưu trú “tung” số phòng này ra với giá cắt cổ (có khi cao đến gấp 4 – 5 lần so với mức ngày thường). “Nhưng năm nay thì lỗ nặng.

Hôm qua (30/4), tôi trương biển “còn phòng” với mức giá thấp hơn ngày thường đến cả ngày, nhưng “tiêu” không nổi 20 chỗ ở của khách sạn gia đình tôi đã “găm” để chờ giá. Trong khi, tôi đã khai báo với cơ quan chức năng giá phòng đã được đặt theo mức giá tăng 30% như quy định. Như vậy, trong thực tế, khách sạn của tôi trống đến 20 chỗ, nhưng 20 chỗ này phải chịu thuế ở mức giá tăng 30%” – một chủ khách sạn trên đường Nguyễn Chí Thanh tỏ ra thất vọng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khắc Dũng ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN