Cửa hàng thời trang 'khát' người mua
Sức mua người tiêu dùng giảm mạnh, nhưng các chi phí từ mặt bằng, nhân viên tới điện, nước... đang là những áp lực đè nén bán lẻ thời trang Việt.
Bước vào mùa mua sắm cao điểm dịp hè 2023 nhưng những "tuyến phố thời trang" tại TP.HCM như Quang Trung (quận Gò vấp), Lê Văn Sĩ (quận 3), Huỳnh Văn Bánh (quận 3)... vẫn vắng vẻ, im lìm chờ khách.
Theo khảo sát của PV, từ đầu tuần tới nay, dù vào khung giờ vàng mua sắm - 20g nhưng không khí mua bán tại các shop thời trang trên tuyến phố sầm uất của quận Gò Vấp im ắng lạ thường. Không còn cảnh tấp nập người mua kẻ bán như những năm trước dịch
Dù đường xá vẫn tấp nập người đi lại nhưng hầu hết các cửa hàng thời trang đang nằm im chờ khách. Đại diện của cửa hàng thời trang trẻ em trên đường Quang Trung (Gò Vấp) cho biết, dù treo biển giảm giá hơn 40% nhưng lượt khách đến shop vẫn chưa phục hồi, giá trị mỗi đơn hàng cũng giảm mạnh so với các năm trước. "Rất may chúng tôi bán trên nhiều nền tảng mạng xã hội, sàn thương mại điện tử... nên cũng cầm cự được tiền chi phí nhân viên, mặt bằng"- chị T.T.H đại diện một cửa hàng thời trang trẻ em cho biết.
Tương tự, tên một dãy phố khác thuộc quận Gò Vấp dù đã 20g30 nhưng những dàn xe trước mặt, lại đa phần là của nhân viên cửa hàng. Nhân viên bảo vệ cũng không có việc gì làm ngoài ngồi coi điện thoại và chờ khách tới
Ngay cả khi cửa hàng giảm giá sản phẩm, in băng rôn, dán khẩu hiệu ở nơi dễ nhìn nhất thì shop vẫn vắng bóng người mua
Theo các đơn vị kinh doanh, áp lực lạm phát đang đè nén bán lẻ thời trang khiến họ phải điều chỉnh giá bán sao cho vừa cân đối chi phí vừa không mất khách hàng. Bản thân các cửa thời trang như M. và I. (tên shop được viết tắt-PV) đều phải kinh doanh trực tuyến trên các sàn TMĐT cũng như TikTok Shop để tìm kiếm khách hàng mới tiềm năng.
Không chỉ thời trang nữ, thời trang nam cũng đang gặp phải làn sóng ảm đạm trong sức mua. Một chuỗi thương hiệu thời trang nam dù thông báo giảm giá chỉ từ 49.000 đồng nhưng theo ghi nhận của phóng viên từ sáng 1-6 tới chiều 2-6 vẫn vắng vẻ.
Tương tự, dọc con đường Lê Văn Sĩ (quận 3) nơi tập trung các shop thời trang dành cho tuổi trẻ cũng vắng lặng lạ thường. Hầu hết các cửa hàng bán lẻ hoặc chuỗi thời trang đều đang chạy chương trình giảm giá như mua 2 sản phẩm giảm 5%... Dẫu vậy sức mua cũng không đạt như kỳ vọng
Trên cùng một con phố, có tới 3 cửa hàng thời trang đã đóng và chuẩn bị đóng cửa
Kinh doanh thua lỗ khiến nhiều đơn vị kinh doanh phải trả mặt bằng. Dẫu vậy, theo đánh giá của Batdongsan.com mức giá thuê mặt bằng nhà phố tại TP.HCM vẫn đang ghi nhận mức tăng trưởng đều. Bức tranh trái ngược này đã khiến cho những tấm biển thông báo cho thuê nhà vẫn dán đi dán lại trong nhiều tháng qua, mà chưa có chủ nhân mới
Theo ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan khu vực phía nam nhận định một trong những vấn đề ảnh hưởng đến thị trường mặt bằng nhà phố cho thuê chính là sức mua của người tiêu dùng đang sụt giảm rất lớn. "Điều này dẫn tới sự thay đổi linh hoạt về mô hình sản xuất kinh doanh của nhiều nhà hàng lớn. Thay vì trước đây họ tập trung vào các tuyến đường chính vừa buôn bán, quảng cáo và chấp nhận chịu lỗ, giờ họ sẽ rút lui về những mặt bằng vùng ven hoặc trong hẻm"- ông Tuấn nhìn nhận.
Ngay cả ông lớn trong làng thời trang hàng hiệu như Hoàng Phúc, cũng "tháo chạy" khỏi mặt bằng quận 3, từ đầu tháng 5 vừa qua. Theo báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Đầu tư Hoàng Phúc Quốc Tế (Hoàng Phúc International) lợi nhuận sau thuế năm 2022 chỉ đạt gần 1,9 tỷ đồng, giảm gần 6 lần so với năm 2021 (2021 công ty lãi hơn 11 tỷ đồng). Hiện đơn vị này chỉ còn 44 cửa hàng trên toàn quốc.
Nguồn: [Link nguồn]
Cây ổi bonsai cổ thụ thế "mọc ngược" nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận nhờ hình dáng lạ mắt.