Củ “độc toàn thân” ở Việt Nam bán nhan nhản, ở nước ngoài là đặc sản “hái ra tiền”
Chỉ cần chạm vào nhựa của loại củ này, bạn sẽ cảm thấy ngứa ngáy tức thì.
Loại củ toàn thân có độc
Nhìn ngoại hình có vẻ bình thường của loại củ này, ít ai biết được toàn thân chúng đều có độc, nếu để nhựa của chúng dính vào tay sẽ rất ngứa. Đây là củ nưa (khoai nưa) - một loại thực phẩm phổ biến ở Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á khác.
Thực chất, củ nưa sau khi nấu chín sẽ không còn độc mà trở thành một món ăn ngon với kết cấu mềm mịn gây “nghiện”. Tuy rằng khi ăn, có thể bạn sẽ cảm thấy bị ngứa. Ngoài ra, khi sơ chế củ nưa, bạn cần đeo găng tay để tránh bị nhựa dính lên tay.
Với những người nông dân, nưa cũng là một loại cây dễ trồng. Vào mùa xuân, bạn chỉ cần gieo hạt và tưới nước thường xuyên, bạn có thể thu hoạch một lượng lớn củ nưa vào mùa thu. Nếu đất màu mỡ, củ nưa có thể phát triển tới 2,5 - 3kg trong một năm.
Tại một số vùng ở Trung Quốc, củ nưa còn là một trong những thực phẩm truyền thống xuất hiện trong dịp Tết Nguyên Đán. Vì vậy, nhiều người đã trồng củ nưa với quy mô lớn để bán.
Từ vài năm trước, giá củ nưa ở Trung Quốc đã lên đến 16 NDT (55.600đ)/kg. Một nông dân nước này từng bán được hơn 20.000 NDT (gần 70 triệu đồng) nhờ trồng chúng. Thậm chí, củ nưa ở đây còn được xuất khẩu ra nước ngoài.
Tại Việt Nam, giá củ nưa rẻ hơn nhiều, cao nhất chưa đầy 20.000đ/kg. Khi chế biến thành sản phẩm, giá bột tinh khiết khoảng từ 180.000 đến 260.000 đồng/kg.
Củ nưa - vị thuốc dân gian
Ở nước ta, củ nưa còn là một vị thuốc dân gian quen thuộc, xuất hiện trong nhiều bài thuốc với công dụng trị bệnh khác nhau, mặc dù chúng là loại củ có độc. Trong Đông y, củ nưa có vị cay, tính bình. Công dụng của củ nưa có thể kể đến như đả thông kinh lạc, làm ấm tỳ vị, chữa đầy bụng, bị đờm, đau nhức…
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu Tây y, những công dụng dược liệu của củ nưa đều đến từ hàm lượng Konjac Glucomannan. Bao gồm các công dụng như chống oxy hóa, ngăn hạ đường huyết, bảo vệ niêm mạc ruột…
Nguồn: [Link nguồn]
Nếu nghĩ làm nông là nghèo thì bạn đã nhầm to, nhiều người trẻ đang chứng minh điều ngược lại khi từ bỏ thành thị để về quê trồng trọt.