CPI tháng 2 tăng nhẹ, giá thực phẩm đồng loạt ‘hạ nhiệt’

Theo Tổng cục Thống kê, xăng dầu, gas trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới; giá thuê nhà tiếp tục tăng do nhu cầu tăng cao sau dịp Tết Nguyên đán là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2023 tăng 0,45% so với tháng trước. Trong khi đó, giá thực phẩm đồng loạt hạ nhiệt sau Tết.

Cụ thể, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 5 nhóm tăng và 6 nhóm hàng giảm giá so với tháng trước.

CPI tháng 2/2023 tăng 0,45% so với tháng trước.

CPI tháng 2/2023 tăng 0,45% so với tháng trước.

Giao thông là nhóm tăng cao nhất, chỉ số giá nhóm này tăng 2,11% so với tháng trước chủ yếu do giá xăng, dầu, dịch vụ giao thông công cộng tăng.

Chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tháng 2/2023 tăng 1,81% so với tháng trước. Trong đó, giá gas tăng 14,56% so với tháng trước do từ ngày 1/2/2023, giá gas trong nước tăng 63.000 đồng/bình 12 kg sau khi giá gas thế giới tăng 192,5 USD/tấn.

Giá điện sinh hoạt tăng 1,12% so với tháng trước do nhu cầu sử dụng điện dịp Tết Nguyên đán tăng cao. Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,99% do giá thép tăng cao chủ yếu do giá nhập các loại nguyên liệu đầu vào sản xuất thép như quặng sắt, than mỡ, thép phế liệu, cuộn cán nóng... tăng. Bên cạnh đó, giá thuê nhà tăng 0,28% so với tháng trước do nhu cầu thuê nhà để ở tăng cao sau dịp Tết Nguyên đán.

Nhóm hàng hoá dịch vụ khác, thiết bị và đồ dùng gia đình, thuốc và dịch vụ y tế cùng tăng nhẹ.

Ở chiều ngược lại, chỉ số giá 6 nhóm: văn hoá, giải trí và du lịch, bưu chính viễn thông, đồ uống và thuốc lá, hàng ăn và dịch vụ ăn uống, giáo dục đồng loạt giảm.

Trong đó, chỉ số giá nhóm giáo dục tháng giảm mạnh nhất 0,57% so với tháng trước, tác động làm CPI chung giảm 0,04 điểm phần trăm. Dịch vụ giáo dục giảm 0,66%, nguyên nhân chủ yếu do ngày 20/12/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 165/NQ-CP, trong đó yêu cầu các địa phương giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022-2023 như năm học 2021-2022 để tiếp tục hỗ trợ cho người dân. Một số địa phương đã điều chỉnh giảm mức học phí sau khi đã thu theo Nghị định số 81 của Chính phủ.

Giá thực phẩm tháng giảm 0,49% so với tháng trước do quy luật tiêu dùng giảm sau Tết Nguyên đán và Rằm tháng Giêng, tập trung ở một số mặt hàng như thịt lợn, gia cầm, trứng. Thời tiết thuận lợi nên nguồn cung rau dồi dào, giá rau giảm 2,81% so với tháng trước. Trong đó, giá su hào giảm 8,9%; bắp cải giảm 7,3%; khoai tây giảm 3,94%; rau tươi khác giảm 3,61%; rau gia vị các loại giảm 3,34%.

So với tháng 12/2022, CPI tháng 2 tăng 0,97% và so với cùng kỳ năm trước tăng 4,31%. Bình quân 2 tháng đầu năm 2023, CPI tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2022; lạm phát cơ bản tăng 5,08%. Lạm phát cơ bản bình quân tăng cao hơn mức CPI bình quân chung.

Tổng cục Thống kê lý giải, tháng 7/2022 đến tháng 12/2022 giá xăng dầu liên tục giảm (thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản) là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng CPI.

Nguồn: [Link nguồn]

Chỉ số CPI Hà Nội tăng vượt vì giá xăng dầu: Mục tiêu kiểm soát lạm phát 4% bị áp lực?

Theo UBND TP Hà Nội, chỉ số CPI bình quân 6 tháng đầu năm tăng đến 3,25%. Đây là mức tăng cao hơn khá nhiều so với cùng kỳ năm 2021 (tăng 1,14%).

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Linh ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN