Cỏ “đoản thọ” bị nông dân ghét bỏ, giờ "bán vội" cũng thu được 300.000 đồng/kg

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ

Các vùng núi cao như Hà Tây, Hòa Bình, Thái Nguyên… là nơi bạn có thể tìm ra loại cỏ giá trị này.

Từ xưa đến nay, “cỏ dại” thường gắn liền với những hình ảnh tiêu cực khi có nhiều loại gây hại cho cây trồng, thậm chí còn là nơi trú ẩn của sâu bệnh. Người nông dân hễ thấy cỏ dại thường sẽ có phản ứng chung là loại bỏ chúng.

Cỏ “đoản thọ” bị nông dân ghét bỏ, giờ "bán vội" cũng thu được 300.000 đồng/kg - 1

Chẳng hạn như loại cỏ “trăm rễ” hay còn có tên gọi khác là “cỏ bách bộ” dưới đây, dù có sức sống rất mãnh liệt nhưng hễ gặp nông dân là sẽ trở thành “cỏ đoản thọ”. Bởi ở Trung Quốc, người nông dân hễ nhìn thấy chúng là sẽ chặt bỏ. 

Do đặc điểm sinh trưởng kì lạ, thân cây mọc lan dài như những sợi dây leo, bám víu và quấn quanh các cây khác nên “cỏ bách bộ” bị coi như kẻ thù của các loại cây trồng, đặc biệt là đối với các nhà vườn, bởi nó dễ dàng "tranh giành" dinh dưỡng và ánh sáng, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. 

Tuy nhiên thực tế lại khiến nhiều người bất ngờ, khi “cỏ bách bộ” ngày nay lại trở thành mặt hàng giúp họ “hái ra tiền”. Đây thực chất là một loại thảo dược quý với nhiều lợi ích cho sức khỏe. 

Cỏ “đoản thọ” bị nông dân ghét bỏ, giờ "bán vội" cũng thu được 300.000 đồng/kg - 2

Phần được sử dụng làm thuốc của cỏ bách bộ là phần rễ. Nhiều người ví nó như "nhân sâm đồng quê" bởi hình dáng có phần tương tự. Tuy giá trị không thể sánh bằng nhân sâm, nhưng rễ bách bộ vẫn có giá cao hơn so với các loại cỏ dại thông thường.

Tại Trung Quốc, một số người cao tuổi coi đây là một vị thuốc quý giúp thanh nhiệt giải độc, đồng thời có thể xua đuổi côn trùng. Thời cổ đại, người dân Trung Quốc còn dùng chúng để điều trị bệnh ho và loại bỏ giun sán trong cơ thể. Giá của cỏ bách bộ ở nước này rơi vào khoảng 76 - 96 NDT(248.000 - 313.000đ)/kg. Còn trên một số sàn TMĐT ở Việt Nam, cỏ bách bộ khô có giá khoảng 33.000 - 45.000đ/g.

Trong y học cổ truyền Việt Nam, cỏ bách bộ cũng là vị thảo dược nổi tiếng với công dụng kháng vi trùng, diệt kí sinh trùng, hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn, trị giun, kháng khuẩn… Vị thuốc bách bộ có vị ngọt đắng, tính hơi ôn. 

Hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm thấy loại thảo dược này mọc hoang ở nhiều nơi trên nước ta như Hà Tây, Hòa Bình, Thái Nguyên…

Nguồn: [Link nguồn]

Huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận được xem là "thủ phủ" thanh long của cả nước, với diện tích gần 15.000 ha.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hương Nguyễn (Theo baijiahao) ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN