Clip: Bắt chục loài "cá trời cho" trong vuông tôm nhờ loại cây kỳ lạ
Tại Cà Mau, một trong những việc quan trọng khi cải tạo vuông để chuẩn bị cho mùa vụ mới chính là thu hoạch cá. Cả chục loài cá tự nhiên khác nhau được nông dân bắt được nhờ sử dụng rễ cây thuốc cá.
Clip: Bắt cả chục loài cá “trời cho” trong vuông tôm nhờ bí quyết đơn giản.
Theo người dân địa phương, rễ cây thuốc cá (hay gọi là dây thuốc cá) là loại vật liệu nông dân dùng để thuốc cá. Dây thuốc cá sau khi xay nhuyễn sẽ được pha với nước, sau đó bỏ đi xác, phần nước còn lại thì thả xuống vuông để diệt cá. Chất trong rễ thuốc cá sẽ giết những loài thủy sản máu đỏ, còn những con máu trắng như cua, tôm thì không bị ảnh hưởng. Cá chết do rễ thuốc cá an toàn với người sử dụng.
Mỗi năm, trước khi bước vào vụ mùa mới, nông dân ở Cà Mau phải thuốc cá trước, sau đó mới thả giống, để tránh nhiều loài cá ăn tôm con, làm năng suất tôm giảm.
Thuốc cá vuông là việc làm thường xuyên của nông dân ở Cà Mau để chuẩn bị cho vụ tôm mới. Ảnh: Chúc Ly.
Có mặt tại nhà ông Trương Văn Dũng (ngụ xã Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi) khi ông đang chuẩn bị thuốc cá vuông. Ông Dũng cho biết: Thu hoạch cá vuông phải được thực hiện trong con nước kém (thời điểm nước ngoài sông cạn), lúc này mới xả nước trong vuông ra sông được. Sau khi xay sẵn dây thuốc cá, xả cạn nước trong vuông, đến khoảng 5 giờ sáng thì bắt đầu rải thuốc cá để kịp bán vào buổi sáng.
Cả chục loại cá tự nhiên khác nhau được thu hoạch trong dịp này. Ảnh: Chúc Ly.
Người dân dùng xuồng để chở cá từ vuông vào nhà. Ảnh: Chúc Ly.
“Sau khi rải thuốc cá xuống vuông, cá ngấm thuốc sẽ bắt đầu chết dần, rồi nổi lên mặt nước. Thời gian bắt đầu thả thuốc cá đến lúc bắt được cá lâu hay nhanh tùy thuộc vào vuông lớn hay nhỏ, thông thường mất chừng 1-2 tiếng” - ông Dũng cho hay.
Sau khi cá chết, lúc này nông dân sẽ dùng vợt vớt những con cá bỏ lên xuồng và chở vào nhà. Đây đều là nguồn cá tự nhiên từ sông vào sinh sống. Thông thường 1 năm các hộ nuôi tôm sẽ thuốc cá vuông 1 lần.
Ông Lê Hoàng Vũ, ấp 8 xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ (Hậu Giang) đã ra ruộng lót bạt nuôi lươn đẻ. Sau 8 tháng thực hiện,...