Chuyện những người phụ nữ "ôm đồm" việc tâm linh của thiên hạ cả kỳ nghỉ Tết
Những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, nhiều người phụ nữ tất bật lo các mâm lễ cho gia tiên nhưng với những người phụ nữ làm việc dọn dẹp ở các nghĩa trang, họ "ôm đồm" việc tâm linh cho cả "thiên hạ".
Chị Bùi Thị Hằng (45 tuổi, ở Kỳ Sơn, Hòa Bình) đã bén duyên với công việc dọn dẹp mộ phần trong công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên được 6 năm.
Cũng từng ấy thời gian, chị lo việc tâm linh cho thiên hạ trong một nửa kỳ nghỉ Tết.
Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm nay cũng không ngoại lệ, chị Hằng bắt đầu công việc từ ngày Mồng 3 đến hết kỳ nghỉ Tết.
Những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, nhiều người phụ nữ tất bật lo các mâm lễ cho gia tiên nhưng với những người phụ nữ làm việc dọn dẹp ở các nghĩa trang, họ "ôm đồm" việc tâm linh cho cả "thiên hạ".
Vì công việc bắt đầu từ mồng 3 Tết nên chị Hằng an tâm rằng, trước khi lo việc tâm linh cho "thiên hạ", chị có thể vẹn toàn chuyện tâm linh tại tư gia.
Chị Hằng chia sẻ: "Cúng giỗ ở nhà năm nào cũng đến tay tôi lo liệu, từ sắm đồ đến khấn vái, tết nội tết ngoại. Chồng làm cũng được nhưng vì trách nhiệm của người phụ nữ trong nhà nên tôi cứ cảm thấy không được an tâm".
"Chúng tôi có 9 người làm công việc chăm sóc mộ phần cho một đồi trong nghĩa trang. Một đồi thì có hàng ngàn ngôi mộ nên cứ đến Tết, 9 chị em chúng tôi lại thay phiên nhau nghỉ, 5 người được nghỉ nửa thời gian đầu của kỳ nghỉ thì những người còn lại sẽ được nghỉ một nửa thời gian của kỳ nghỉ Tết", chị Hằng cho hay.
Chị Bùi Thị Hằng và công việc chăm sóc mộ phần, lo việc tâm linh cho thiên hạ cả trong những ngày nghỉ Tết.
Cũng theo chị Hằng, vào mỗi đầu năm, công việc của những người làm nghề chăm sóc mộ phần sẽ nhẹ nhàng hơn những ngày trong năm và cuối năm, như lau chùi mộ phần, kiểm tra mộ phần và các đồ dùng có trong khuôn viên mộ, tưới cây, tưới hoa. Thậm chí là cúng đầu năm ở từng ngôi mộ.
Cũng bén duyên với nghề "chăm sóc mộ phần của thiên hạ" được 7 năm, chị Hoàng Thị Huyền (48 tuổi, ở xã Mông Hóa, Kỳ Sơn, Hòa Bình) cảm thấy vui vẻ khi được làm công việc này.
Với tâm niệm làm việc gì cũng phải vui vẻ, nhất là những việc liên quan đến âm phần nên chị Huyền có mặt ở các mộ phần cả những ngày nghỉ Tết với tâm trạng hoan hỉ.
Mồng 3 Tết Nhâm Dần năm nay, chị Huyền rời nhà rất sớm để đến nghĩa trang Lạc Hồng Viên.
Sau khi kiểm tra hiện trạng hơn 50 mộ phần, chị Huyền bắt đầu nhặt lá, lau chùi, tưới đào, tưới quất ở từng phần mộ.
Bắt đầu ca làm việc, chị Huyền đi một vòng khắp nghĩa trang. Sau khi kiểm tra hiện trạng hơn 50 mộ phần, chị Huyền bắt đầu nhặt lá, lau chùi, tưới đào, tưới quất ở từng phần mộ.
Cẩn thận nhổ cỏ dại mọc ven mộ, chị Huyền cười nói: "Chúng tôi cũng dọn dẹp như công việc của một giúp việc gia đình, chỉ khác là giúp việc cho người đã mất".
Theo chị Huyền, mỗi công việc đều có những nguyên tắc riêng và nghề chăm sóc mộ cũng không ngoại lệ. Chị luôn thắp hương xin phép trước mỗi buổi dọn dẹp. Tuyệt đối không lấy, hái hoa hay dùng đồ lễ của người này cúng cho người kia và không giẫm, ngồi lên mộ.
Với chị, đây là công việc tâm linh, luôn phải làm thật cẩn thận. Chị xem việc chăm sóc các ngôi mộ của khách hàng như chăm sóc cho chính phần mộ của người thân trong gia đình, không thể làm ẩu cho xong.
Với tâm niệm làm việc gì cũng phải vui vẻ, nhất là những việc liên quan đến âm phần nên chị Huyền có mặt ở các mộ phần cả những ngày nghỉ Tết trong tâm trạng hoan hỉ.
Chị Huyền trải lòng: "Chẳng biết các cụ có nghe được không nhưng lòng tôi thấy thư thái, thoải mái. Tôi có thể kể hết mọi chuyện buồn lo trong lòng mà ngày thường không chia sẻ với ai được".
Vào dịp lễ Tết, số lượng người dọn dẹp đông hơn, công việc của chị Huyền và chị Hằng cũng nhiều hơn. Tùy yêu cầu của từng nhà mà các nhân viên như chị Hằng sẽ thắp hương, chuẩn bị lễ cúng, khấn bái tại mộ giúp gia đình.
Cũng bởi tính chất công việc khá đặc thù, lại thêm quan điểm làm việc âm phần cần đặt trách nhiệm lên hàng đầu nên những người hàng xóm, họ hàng thường gọi chị Huyền, chị Hằng với cái tên rất đỗi thân thuộc: "Người lo chuyện tâm linh cho cả thiên hạ".
Nghề vỗ béo cua mẹ đã đem lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân ở Cà Mau do nhu cầu thị trường về mặt hàng này...
Nguồn: [Link nguồn]