Chuyện lạ về “dị nhân” cuối cùng giữ lửa nghề rèn ở phố cổ Hà Nội

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Những âm thanh chan chát phát ra trong căn nhà nhỏ trên phố Lò Rèn, không gian ở đây được bao phủ bởi màu đen của than, của đồng, của sắt… duy chỉ có tia lửa hồng vẫn lóe lên đều đặn trong chiếc lò thủ công của ông Hùng. Đã 30 năm nay, ông Hùng chọn gắn bó cuộc đời mình với tay búa chỉ để giữ lại chút tinh túy cuối cùng của nghề rèn - cái nghề từng một thời làm rộn rã cả phố cổ Hà Nội.

9 giờ sáng trong căn nhà nhỏ chừng 3m2 nằm ngay đầu phố Lò Rèn (Hoàn Kiếm, Hà Nội) một người đàn ông nước da ngăm đen cần mẫn nhấc mũi đục ra khỏi bễ lò, sau đó luôn tay lấy búa nện vào kim loại làm phát ra tiếng kêu chan chát vang khắp một góc phố. Tiếng kêu này một thời từng là “đặc sản” của phố Lò Rèn nhưng ngày nay, nó chỉ được nghe thấy từ nhà ông Hùng – địa chỉ làm lò rèn thủ công cuối cùng ở phố cổ Hà Nội

Ông Nguyễn Phương Hùng (60 tuổi) thường được mọi người ví von như một “dị nhân” giữa thời đại 4.0, khi mọi công cụ đều trở nên hiện đại hóa, ông vẫn lựa chọn gắn bó cuộc đời mình với nghề rèn thủ công do cha ông để lại. Suốt 30 năm nay, chiếc lò rèn nhà ông chưa bao giờ thôi đỏ lửa dẫu vạn vật đã nhiều đổi thay.

Cận cảnh công việc của “dị nhân” cuối cùng giữ lửa nghề rèn ở phố Cổ Hà Nội:

Chân dung ông Nguyễn Phương Hùng (60 tuổi) là người thợ rèn cuối cùng ở phố Cổ Hà Nội.

Chân dung ông Nguyễn Phương Hùng (60 tuổi) là người thợ rèn cuối cùng ở phố Cổ Hà Nội.

Vừa nhanh tay cho than vào lò, vừa trầm ngâm nhớ về một thời hoàng kim rạo rực của con phố “lạ” nhất mảnh đất kinh kỳ.

Vừa nhanh tay cho than vào lò, vừa trầm ngâm nhớ về một thời hoàng kim rạo rực của con phố “lạ” nhất mảnh đất kinh kỳ.

Theo lời kể của ông, từ ngày ông sinh ra, khắp các con ngõ lớn nhỏ của phố cổ Hà Nội đều rộn rã tiếng búa, tiếng đe, tiếng cười nói, gọi nhau cũng to hơn bình thường để lấn át thứ âm thanh đặc trưng của nghề rèn. Phố Lò Rèn ngày đó chỉ kéo dài khoảng 200 m nhưng có tới hàng chục chiếc lò thủ công, nhà nào nhà nấy đều mải miết làm nghề.

Theo lời kể của ông, từ ngày ông sinh ra, khắp các con ngõ lớn nhỏ của phố cổ Hà Nội đều rộn rã tiếng búa, tiếng đe, tiếng cười nói, gọi nhau cũng to hơn bình thường để lấn át thứ âm thanh đặc trưng của nghề rèn. Phố Lò Rèn ngày đó chỉ kéo dài khoảng 200 m nhưng có tới hàng chục chiếc lò thủ công, nhà nào nhà nấy đều mải miết làm nghề.

Bản thân ông Hùng cũng sinh ra trong một gia đình có 3 đời làm nghề thợ rèn. Đối với ông, đó là một trong những may mắn nhất cuộc đời vì nghề rèn đã nuôi lớn ông, và giờ đây lại tiếp tục cho ông một công việc để nuôi lớn con cái mình.

Bản thân ông Hùng cũng sinh ra trong một gia đình có 3 đời làm nghề thợ rèn. Đối với ông, đó là một trong những may mắn nhất cuộc đời vì nghề rèn đã nuôi lớn ông, và giờ đây lại tiếp tục cho ông một công việc để nuôi lớn con cái mình.

“Ông nội tôi là người đã mang nghề này từ làng rèn Hòe Thị, xã Xuân Phương, Từ Liêm (nay là phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) ra lập nghiệp ở phố Lò Rèn. Đến đời bố tôi tiếp quản người làm nghề đã vơi bớt nhưng phố Lò Rèn vẫn đỏ lửa. Chỉ khi đến đời tôi, cả phố không còn ai, mình tôi vẫn lay lắt với nghề. Bởi thế, thi thoảng người ta vẫn gọi tôi là dị nhân lạc hậu.” – Ông Hùng vui vẻ chia sẻ.

“Ông nội tôi là người đã mang nghề này từ làng rèn Hòe Thị, xã Xuân Phương, Từ Liêm (nay là phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) ra lập nghiệp ở phố Lò Rèn. Đến đời bố tôi tiếp quản người làm nghề đã vơi bớt nhưng phố Lò Rèn vẫn đỏ lửa. Chỉ khi đến đời tôi, cả phố không còn ai, mình tôi vẫn lay lắt với nghề. Bởi thế, thi thoảng người ta vẫn gọi tôi là dị nhân lạc hậu.” – Ông Hùng vui vẻ chia sẻ.

Năm 10 tuổi, “dị nhân” được bố hướng cho theo nghề bằng việc nhỏ đầu tiên là phụ giúp bên bễ lò. Đến năm 1987, ông Hùng theo học trường Trung cấp Cơ khí Ô tô Hà Nội sau đó ra trường làm nhiều công việc khác nhau để kiếm sống. Sau cùng, cơ duyên với nghề rèn của cha ông vẫn cứ đeo đuổi lấy gã trai trẻ, ông quyết định trở về phố xưa để nối nghiệp gia đình.

Năm 10 tuổi, “dị nhân” được bố hướng cho theo nghề bằng việc nhỏ đầu tiên là phụ giúp bên bễ lò. Đến năm 1987, ông Hùng theo học trường Trung cấp Cơ khí Ô tô Hà Nội sau đó ra trường làm nhiều công việc khác nhau để kiếm sống. Sau cùng, cơ duyên với nghề rèn của cha ông vẫn cứ đeo đuổi lấy gã trai trẻ, ông quyết định trở về phố xưa để nối nghiệp gia đình.

Ngày nay, nghề cơ khí đã được tự động hóa rất nhiều để tối ưu quá trình lao động của người thợ. Nhiều người khi nhìn thấy bộ dạng lấm lem của ông Hùng bên chiếc lò thủ công vẫn luôn tự hỏi, phải chăng vì ông không thể bắt kịp với thời cuộc?

Ngày nay, nghề cơ khí đã được tự động hóa rất nhiều để tối ưu quá trình lao động của người thợ. Nhiều người khi nhìn thấy bộ dạng lấm lem của ông Hùng bên chiếc lò thủ công vẫn luôn tự hỏi, phải chăng vì ông không thể bắt kịp với thời cuộc?

Ông Hùng vui vẻ bảo: “Nếu nói duy trì một nghề truyền thống của cha ông là lạc hậu thì tôi không có cách nào từ chối. Nhưng tôi tin ở thời hiện đại, khách hàng vẫn có nhu cầu sử dụng một vật dụng được làm tỉ mỉ, dày công và có độ bền cao. Bây giờ tôi không chỉ làm nghề vì miếng cơm manh áo mà còn để duy trì “đốm lửa” cuối cùng ở phố Lò Rèn này”.

Ông Hùng vui vẻ bảo: “Nếu nói duy trì một nghề truyền thống của cha ông là lạc hậu thì tôi không có cách nào từ chối. Nhưng tôi tin ở thời hiện đại, khách hàng vẫn có nhu cầu sử dụng một vật dụng được làm tỉ mỉ, dày công và có độ bền cao. Bây giờ tôi không chỉ làm nghề vì miếng cơm manh áo mà còn để duy trì “đốm lửa” cuối cùng ở phố Lò Rèn này”.

Gần 30 năm gắn bó với nghề, không phải ngẫu nhiên hay chỉ với tình yêu nghề mà ông Hùng có thể giữ gìn được bế rèn của gia đình đến tận ngày nay. Các sản phẩm của ông được người tiêu dùng ưa chuộng và nổi tiếng khắp phố vì chất lượng tốt và khác biệt.

Gần 30 năm gắn bó với nghề, không phải ngẫu nhiên hay chỉ với tình yêu nghề mà ông Hùng có thể giữ gìn được bế rèn của gia đình đến tận ngày nay. Các sản phẩm của ông được người tiêu dùng ưa chuộng và nổi tiếng khắp phố vì chất lượng tốt và khác biệt.

Làm nghề rèn đòi người thợ phải có sức khỏe nhưng không phải kiểu vai u thịt bắp. Người thợ rèn hội tụ cái tinh của thợ kim hoàn, cái khéo léo của thợ may và uyển chuyển của thợ dệt.

Làm nghề rèn đòi người thợ phải có sức khỏe nhưng không phải kiểu vai u thịt bắp. Người thợ rèn hội tụ cái tinh của thợ kim hoàn, cái khéo léo của thợ may và uyển chuyển của thợ dệt.

Những chi tiết kim loại đòi hỏi phải có sự chính xác cao độ, chỉ cần ngọn lửa quá to, sản phẩm sẽ già, giòn và dễ gãy. Chính vì vậy, để làm ra một món đồ ưng ý người thợ phải mất rất nhiều công sức, từng động tác phải thật tỉ mỉ, thanh thoát và đặc biệt yêu cầu độ chính xác cao.

Những chi tiết kim loại đòi hỏi phải có sự chính xác cao độ, chỉ cần ngọn lửa quá to, sản phẩm sẽ già, giòn và dễ gãy. Chính vì vậy, để làm ra một món đồ ưng ý người thợ phải mất rất nhiều công sức, từng động tác phải thật tỉ mỉ, thanh thoát và đặc biệt yêu cầu độ chính xác cao.

Nhiều công đoạn của nghề rèn đòi hỏi kỹ thuật khó và phải trải qua thời gian dài luyện tập mới nắm được “trái tim” của bế lò rèn. Thông thường sẽ không có quy tắc nào để làm ra một sản phẩm cuối cùng, nhưng làm mãi thành quen, bàn tay người thợ như người nghệ sĩ vẽ một bức họa hoàn chỉnh tự lúc nào không hay.

Nhiều công đoạn của nghề rèn đòi hỏi kỹ thuật khó và phải trải qua thời gian dài luyện tập mới nắm được “trái tim” của bế lò rèn. Thông thường sẽ không có quy tắc nào để làm ra một sản phẩm cuối cùng, nhưng làm mãi thành quen, bàn tay người thợ như người nghệ sĩ vẽ một bức họa hoàn chỉnh tự lúc nào không hay.

“Thực ra, cái gọi là kỹ năng của người thợ rèn đã dần mai một vì sự loại bỏ của thị trường. Những hàng rào, hoa văn, cửa sổ, sắt uốn… giờ thẳng đuột hoặc được đúc bằng gang. Người ta thích inox, sáng loáng và kín bưng. Ấy vậy mai một không có nghĩa là biến mất, vì tôi vẫn còn làm. Tôi tin chẳng có máy móc nào có thể thay thế được bàn tay con người, nhất là với những công việc cần nhiều sự tỉ mỉ và kiên nhẫn như nghề rèn” – Ông Hùng trầm ngâm chia sẻ.

“Thực ra, cái gọi là kỹ năng của người thợ rèn đã dần mai một vì sự loại bỏ của thị trường. Những hàng rào, hoa văn, cửa sổ, sắt uốn… giờ thẳng đuột hoặc được đúc bằng gang. Người ta thích inox, sáng loáng và kín bưng. Ấy vậy mai một không có nghĩa là biến mất, vì tôi vẫn còn làm. Tôi tin chẳng có máy móc nào có thể thay thế được bàn tay con người, nhất là với những công việc cần nhiều sự tỉ mỉ và kiên nhẫn như nghề rèn” – Ông Hùng trầm ngâm chia sẻ.

Nguồn: [Link nguồn]

Nghề của 9x Việt kiếm 330 tỷ/năm kiếm tiền dễ đến mức nào?

Sau thông tin nữ lập trình viên nộp thuế tiền tỷ, hầu hết cư dân mạng đều cảm thấy vô cùng bất ngờ vì chưa từng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Thúy ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN